Nạn bán độ đã khiến nền bóng đá Malaysia lao dốc như thế nào?

11/12/2018 08:38 AM | Xã hội

"Tại Malaysia, nạn bán độ nghiêm trọng đến mức ngay cả khi vụ điều tra của cảnh sát năm 1994 đã kết thúc, một thành viên nội các đã phải thừa nhận vẫn có tới 70% trận đấu giải quốc nội có dấu hiệu dàn xếp tỷ số", chuyên gia Declan Hill nói trên từ Sysney Morning Herald.

Trận chung kết AFF Cup giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia đang thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Trong khi nhiều chuyên gia nhắm đến phân tích chiến thuật, cầu thủ hay nói về người hâm mộ thì rất nhiều người lại gợi nhớ về một nền bóng đá không sạch của Malaysia.

Vào thập niên 1970-1980, bóng đá Mayalsia gặt hái được khá nhiều thành công khi từng đánh bại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan để tham gia vòng 16 đội của giải vô địch bóng đá World Cup tổ chứ tại Munich-Đức năm 1972. Đây cũng là thời kỳ mà nền bóng đá Malaysia nở rộ các tài năng như James Wong, Mokhtar Dahari hay Soh Chin Aun. Đến năm 1980, đội tuyển Malaysia lại lọt vào vòng 16 đội World Cup lần nữa tổ chức tại thủ đô Moscow-Nga nhưng từ chối tham dự để hưởng ứng chiến dịch tẩy chay của Mỹ với Nga.

Nạn bán độ đã khiến nền bóng đá Malaysia lao dốc như thế nào? - Ảnh 1.

Đội tuyển bóng đá Malaysia trượt dài khỏi những năm tháng hoàng kim trên bảng xếp hạng FIFA

Tuy vậy đến thập niên 1990, bóng đá Malaysia chìm vào bê bối với nạn dàn xếp tỷ số và cá độ ngập tràn các trận đấu. Năm 1993, đội tuyển Malaysia đứng thứ 79/157 thì đến năm 2016, họ chỉ đứng 174/209 quốc gia trong bảng xếp hạng của FIFA, mức thấp nhất trong lịch sử bóng đá nước này.

Một trong những nguyên nhân chính khiến Malaysia đi xuống trong mảng bóng đá là nạn cá độ quá nhiều, thêm vào đó việc ít đầu tư cũng như sự suy giảm thu hút đối với công chúng khiến đội tuyển này không duy trì được thành tích của thập niên 1980.

Điển hình là vụ điều tra của cảnh sát khiến 21 cầu thủ và huấn luyện viên bị sa thải, 58 cầu thủ bị treo giò và 126 cầu thủ bị hỏi cung vào năm 1994. Tất cả câu chuyện liên quan đến việc bán độ của nền bóng đá, khi công chúng mất dần hứng thú với bộ môn này và cầu thủ thì tìm cách kiếm thêm thu nhập.

"Tại Malaysia, nạn bán độ nghiêm trọng đến mức ngay cả sau vụ điều tra của cảnh sát năm 1994, một thành viên nội các đã phải thừa nhận vẫn có tới 70% trận đấu giải quốc nội có dấu hiệu dàn xếp tỷ số", chuyên gia Declan Hill nói trên từ Sysney Morning Herald.

Trên thực tế, việc bán độ không chỉ xuất hiện vào mùa giải năm 1994 mà đã tồn tại nhiều năm, khiến nền bóng đá Malaysia đi xuống nghiêm trọng. Rất nhiều cầu thủ, huấn luyện viên hay những người có liên quan đã buộc phải tham gia bán độ vì sự đe dọa đến mạng sống của xã hội đen.

"Mùa giải năm 1992, chúng tôi không làm theo chỉ dẫn của bọn bán độ trong 2 trận đấu. Khi họ thua cược, họ đã đến đe dọa chúng tôi bằng súng", Cựu cầu thủ P.Ravindran của bang Rerak-Malaysia nói.

Cuộc điều tra của cảnh sát năm 1994 chỉ là giọt nước làm tràn ly khi mọi thứ đã trở nên quá tệ hại. Trước đó cả Singapore và Malaysia đều đồng tổ chức giải vô địch quốc nội nhưng bởi bê bối năm 1994 mà 2 quốc gia này đã tách riêng thành 2 giải khác nhau.

Nạn bán độ đã khiến nền bóng đá Malaysia lao dốc như thế nào? - Ảnh 2.

Thời hoàng kim nay còn đâu?

Hệ lụy kéo dài

Sau vụ bắt giữ năm 1994, nền bóng đá Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề. Những cái tên nổi bật nhất như Azizol Abu Haniffah, Matlan Marjan hay thậm chí P.Ravindran đều bị phát hiện có dính líu đến bán độ. Ngay cả những cầu thủ không bị bắt giữ cũng chịu dè bỉu nặng nề dù có tài năng. Người hâm mộ Malaysia khi đó thực sự thất vọng về nền bóng đá nước nhà.

Năm 1997 tại Sea Games tổ chức ở Jakarta, đội tuyển Malaysia đã thất bại 0-1 trước đội tuyển Lào, một thành quả không thể chấp nhận được đối với các cổ động viên.

Tệ hơn, dù thành tích của đội tuyển Malaysia những năm gần đây có tiến bộ nhưng nạn bán độ và dàn xếp tỷ số vẫn chưa hề được chấm dứt. Năm 1999, 4 người đàn ông bị cảnh sát Malaysia bắt giữ do liên kết một đường dây cá cược tại đây. Năm 2012, 18 cầu thủ trẻ và 1 huấn luyện viên bị cấm thi đấu suốt đời do bán độ.

Năm 2014, một đội bóng hạng thấp của Malaysia đã bị phạt 5.000 Ringgit (gần 1.200 USD) mỗi cầu thủ vì tội bán độ, đó là chưa kể 5 cầu thủ cùng 3 quan chức bị cấm thi đấu cũng như hoạt động trong ngành bóng đá vĩnh viễn.

Năm 2017, cảnh sát đã bắt giữ huấn luyện viên và 4 cầu thủ của câu lạc bộ Mifa-Malaysia với cáo buộc dàn xếp tỷ số.

"Trên thực tế, nhiều cầu thủ muốn báo cáo với nhà chức trách nhưng lo sợ cho sự an toàn của họ. Một số cầu thủ đã bị đánh do không nghe theo sự dàn xếp của những tay bán độ", Chủ tịch Datuk Taufek Abdul Razak của Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) thừa nhận.

Tồi tệ hơn, vấn nạn bán độ tại Malaysia đã được mở rộng ra nhiều quốc gia. Trước sức ép từ cảnh sát Malaysia, các ông trùm bán độ tại đây mở rộng mạng lưới của mình sang những sân cỏ của nước khác nhằm hạ thấp rủi ro cũng như tăng lợi nhuận. Trong khi đó, các trận đấu tại Malaysia vẫn nằm dưới sự quan tâm của các ông trùm cá độ này và họ sẵn sàng tham gia bất cứ khi nào có cơ hội.

"Rất nhiều ông trùm cá độ tại Malaysia và Singapore đã đi vòng quanh thế giới để dàn xếp nhiều trận đấu tại các nước khác nhau cũng như giải đấu khác nhau… Nếu như có huy chương vàng cho mảng bán độ, Malaysia xứng đáng nhận nó", Ông Declan Hill, tác giả cuốn sách "Bán độ: Bóng đá và tổ chức có tội phạm" cho biết.

Nạn bán độ đã khiến nền bóng đá Malaysia lao dốc như thế nào? - Ảnh 3.

Bóng đá quốc nội Malaysia giờ đây sặc mùi tiền?

AB

Cùng chuyên mục
XEM