Mỹ - Trung chiến tranh Thương mại, EU "ngư ông đắc lợi"?

10/07/2018 08:04 AM | Xã hội

Khi cuộc chiến thương mại ngày càng gia tăng giữa chính quyền Trump và phần còn lại của thế giới, Châu Âu và đại diện là các công ty Châu Âu chính là những người hưởng lợi lớn nhất nếu họ biết chơi đúng vai của mình.

Đó là quan điểm của một số nhà phân tích kinh tế tại Citi, những người tin rằng cuộc xung đột thương mại khi phát triển sẽ mở ra "một cơ hội thực sự" cho Châu Âu.

Trong báo cáo kinh tế Châu Âu hàng tuần do một nhóm nghiên cứu của Christian Schulz làm việc tại Citi biên soạn, họ đã lập luận rằng việc tăng thuế do chính quyền Trump đưa ra có thể cho phép các công ty Châu Âu đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối tác Mỹ.

"Chiến thắng trong cuộc chiến thương mại sẽ là một cơ hội thực sự cho Châu Âu, mặc dù Châu Âu giờ không còn đứng ở vị trí bên lề cuộc chiến nữa." - nhóm nghiên cứu đã viết trong một thông báo gửi các khách hàng vào cuối tuần trước.

Mỹ - Trung chiến tranh Thương mại, EU ngư ông đắc lợi? - Ảnh 1.

Luận điểm của nhóm nghiên cứu tập trung vào hai ý kiến.

Thứ nhất: Niềm tin rằng trong khi thuế nhập khẩu sẽ làm tổn thương đến các công ty châu Âu ở Mỹ, nhưng đồng thời nó sẽ cho phép các doanh nghiệp này cạnh tranh mạnh hơn với các công ty của Mỹ tại các thị trường như Trung Quốc.

Thứ hai: Mỹ sẽ làm tổn hại danh tiếng của mình trên thị trường quốc tế. Điều này sẽ cho phép EU trở thành đối tác thương mại toàn cầu được ưu tiên lựa chọn trong các khu vực kinh tế chiến lược. "Các công ty châu Âu sẽ phải cạnh tranh với các công ty Mỹ tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc. Và với cùng với mức chi phí mà các đối tác Mỹ tiêu dùng, các công ty châu Âu sẽ có thể chiến thắng trong trò chơi giành thị phần." - các nhà phân tích của Citi đã viết.

Với việc Mỹ đặt thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, và Trung Quốc trả đũa bằng những biện pháp tương tự, có khả năng cao các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có khuynh hướng kinh doanh với các công ty châu Âu nhiều hơn. Điều này sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các tập đoàn lớn của châu Âu, mang đến những tác động tích cực tổng thể đến tổng sản phẩm quốc nội.

Cùng với đó, Citi lưu ý, rất có thể sẽ hình thành các cuộc đàm phán thương mại của Liên minh Châu Âu với các nền kinh tế khác trên toàn thế giới. Nếu Mỹ tiếp tục có những hành động tự tách nền thương mại của mình với phần còn lại của thế giới, sẽ không có gì lạ khi các quốc gia còn lại sẽ không muốn mở rộng giao dịch với nó.

"Sức mạnh thương lượng của EU trong đàm phán tự do thương mại với các nước thứ ba tăng lên khi Mỹ không còn là một đối tác thay thế hấp dẫn", Citi nói. Bằng cách định vị mình như là một pháo đài tự do thương mại, EU có thể hưởng lợi qua việc đạt được nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối tác thương mại.

Nếu những kết quả này được thực hiện, thì rất có thể sẽ có hai hệ quả tất yếu.

Thứ nhất: Nó sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty Mỹ khi mất thị phần đối với các đối thủ châu Âu, rộng hơn là có thể làm tổn thương nền kinh tế Mỹ và thậm chí tác động đến tăng trưởng toàn cầu.

"Trong trường hợp có sự suy giảm đáng kể hơn nữa trong căng thẳng thương mại thì tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu có thể sẽ giảm, những dự báo của chúng tôi có thể sẽ bị điều chỉnh giảm", nhóm của Citi đã viết.

Thứ hai: Điều này tất nhiên sẽ không làm Tổng thống Trump thoải mái và rất có khả năng dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn. Trump đã không phản hồi tốt với những người không đánh giá cao chính sách của ông. Ví dụ minh họa gần đây nhất là phản ứng giận dữ của Trump đối với thông báo của Harley Davidson về kế hoạch chuyển một số nhà máy sản xuất ra khỏi Hoa Kỳ, do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Trump. Trump có thể đã đánh giá động thái của Harley Davidson là một sự phản đối cá nhân đối với ông, người tổng thống đã tổ chức cuộc gặp với các quan chức của Harley-Davidson ở Nhà Trắng năm trước và ca ngợi công ty xây dựng xe máy của họ ở Mỹ.

Trump đã cho thấy sự sẵn sàng trừng phạt những người mà ông cho là coi nhẹ mình. Vì vậy các công ty châu Âu hưởng lợi từ thuế quan có thể phải đối mặt với một sự đối xử tương tự, và kết thúc với mức thuế quan cao hơn nữa.

Theo Hằng Vũ

Cùng chuyên mục
XEM