Muốn thành công phải rạch ròi: Đừng đánh giá thấp tiềm năng của bạn, cũng đừng đánh giá quá cao sự kiên trì của bạn

27/10/2019 09:17 AM | Sống

Đừng quá để tâm đến những lời chỉ trích và buộc tội của người khác về mình. Phê bình có thể mang lại cho chúng ta sự phản ánh đề sửa đổi và phát triển, nhưng điều đó chỉ đúng khi họ phê bình bạn với sự chân thành.

01

Chắc hẳn ai trong chúng ta đi phỏng vấn cũng đã từng nghe câu nói như thế này: "Cuộc phỏng vấn này rất quan trọng. Tôi đã chuẩn bị hơn nửa tháng, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình không thể làm được. Tôi quyết định đến phỏng vấn nhưng tôi cảm thấy mình không đủ thực lực cho công việc này, chắc tôi bị loại đầu tiên quá!"

Bạn đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người đánh giá thấp tiềm năng của chính mình? Họ đã từng cảm thấy xấu hổ và sợ hãi khi đối mặt với thử thách và trong tiềm thức họ nghĩ rằng mình không thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Rõ ràng, tôi làm việc chăm chỉ và làm mọi việc rất tốt, nhưng tôi luôn không tự tin về bản thân. Chỉ khi kết quả tốt được đặt trước mặt bạn, bạn mới có thể thực sự hạnh phúc.

Trong tâm lý học, bạn luôn đánh giá thấp bản thân, điều này có liên quan đến ý thức thấp hơn về giá trị bản thân. Những người tự mình hạ thấp chính mình trong giai đoạn đầu phát triển thường để tâm đến nhận thức của các thành viên trong gia đình với bản thân mình. Nói cách khác, nếu cha mẹ bạn thường khen ngợi và tin tưởng bạn khi bạn còn nhỏ thay vì chỉ trích và nghi ngờ bạn, thì bạn sẽ tự tin mạnh mẽ hơn khi lớn lên và ngược lại, bạn sẽ thường cảm thấy thấp kém và thường đánh giá thấp khả năng của bạn.

Nhưng quá khứ đã qua, chúng ta không thể để cuộc sống của mình chìm đắm trong ảnh hưởng trước đó mãi mãi, hãy học cách thay đổi vì chính mình.

Bạn phải tin rằng bạn có thể làm được, bất kể tình huống dù như thế nào, hãy cứ tin rằng bạn sẽ tốt hơn với những nỗ lực của bạn. Đừng quá để tâm đến những lời chỉ trích và buộc tội của người khác về mình. Phê bình có thể mang lại cho chúng ta sự phản ánh đề sửa đổi và phát triển, nhưng điều đó chỉ đúng khi họ phê bình bạn với sự chân thành.

Đôi khi bạn không ép buộc bản thân từ bỏ một việc gì đó mà bạn chưa thử qua, vì bạn không biết mình có những tiềm năng nào và bạn không biết bạn giỏi đến mức nào.

Muốn thành công phải rạch ròi: Đừng đánh giá thấp tiềm năng của bạn, cũng đừng đánh giá quá cao sự kiên trì của bạn - Ảnh 1.

02

Tôi đã từng có một thói quen xấu, đó là dễ dàng đánh giá quá cao sự kiên trì của tôi. 

Ví dụ, tôi đặt mục tiêu cho bản thân, khăng khăng viết bài báo cáo thực tập trong khoảng hai tháng và tôi quyết tâm không thể gục ngã mỗi ngày. Sau ba ngày, tôi lại quay về trạng thái lười biếng và hay dồn việc. Sau hai tháng, tôi dành cả tuần cuối cùng để viết bài cho kịp deadline mà quên ăn quên ngủ. 

Ví dụ khác, bạn muốn dậy sớm mỗi sáng, bạn đặt ra mục tiêu dậy lúc 6h sáng. Nghe có vẻ hay, bạn có thể kiên trì trong 3 ngày đầu tiên, sau đó bạn sẽ luôn tìm ra nhiều lý do khác nhau để trốn tránh việc này. Kết quả là bạn vẫn dậy trễ. 

Hay, bạn đã hoàn thành mục tiêu bạn đề ra hồi đầu năm nay chưa? Kiên trì không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chúng ta luôn luôn hứa hẹn thậm chí là thề thốt ngay từ đầu, nhưng không có đủ sức mạnh và động lực để thực hành. Trong khi vật lộn với sự lười biếng, chúng ta phải vượt qua những cảm xúc sợ hãi và lo lắng và con đường kiên trì đặc biệt khó khăn. Mọi thứ cần phải được thực hiện với nỗ lực tối đa. Bạn có thể tin vào khả năng của chính mình, nhưng đừng quá sâu rộng.

Thay vì đặt ra những mục tiêu quá tham vọng và khiến bản thân thất vọng hết lần này đến lần khác, tốt hơn là bắt đầu từ mục tiêu nhỏ nhất và từng bước thực hiện từng bước của riêng bạn.

Hãy thử cố gắng bám lấy một thứ trong 3 ngày và nếu bạn có thể hoàn thành nó, hãy tự thưởng cho mình một số phần thưởng nho nhỏ, cố gắng bám trụ cả tuần và nếu bạn làm được, hãy tự thưởng cho mình một số phần thưởng lớn hơn. Thiết lập các mức thưởng khác nhau ở mỗi giai đoạn thì bạn sẽ có cảm giác mong muốn hoàn thành. 

Nếu bạn thấy mình lười biếng, bạn cũng có thể thêm một số "hình phạt" cho chính mình. Bạn phải học cách "tự phạt" chính mình, bạn sẽ kỉ luật hơn. Đừng nói suông mà phải hành động.

Muốn thành công phải rạch ròi: Đừng đánh giá thấp tiềm năng của bạn, cũng đừng đánh giá quá cao sự kiên trì của bạn - Ảnh 2.

03

Mọi người đều muốn trở thành một người có triển vọng. Họ có thể đủ tốt, đủ tự tin, có những thói quen tốt, được đánh giá cao và khen ngợi. Họ có thể mạnh mẽ trong một thời gian dài hoặc họ thực sự có thể làm điều đó.

Không ai sẽ từ chối trở thành một người tốt hơn, nhưng tiền đề của tất cả những điều này là: Bạn cần phải biết rõ bản thân, nhận ra khả năng của mình, tin vào tiềm năng của bạn và đánh giá chính xác sự kiên trì của bạn. Đừng đem những khó khăn đổ hết vào "sự kiên trì", và đừng ngại làm điều đó ngay từ đầu.

Hãy tin rằng bạn có thể làm điều đó một cách thực tế, cứ từ từ, bình tĩnh, liên tục điều chỉnh và liên tục tối ưu hóa, hãy để con đường phát triển mang thành quả của chính bạn!

Tịnh Kỳ

Cùng chuyên mục
XEM