Muốn con cái thành công bạn hãy nhớ những điều sau đây

13/05/2016 09:57 AM | Sống

Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra những yếu tố tác động lớn nhất đến thành công của một đứa trẻ, và không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các yếu tố đó đến từ cha mẹ.

Bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh, giỏi giang, khỏe mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Dưới đây là điểm chung của những bậc cha mẹ có con cái thành công:

1. Họ để con mình làm việc nhà

”Nếu một đứa trẻ không biết rửa bát, điều đó có nghĩa ai đó đã rửa thay nó” – Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách “Cách nuôi dạy một người lớn” (How to raise an adult) nói trên bục TEDtalk.
”Nếu một đứa trẻ không biết rửa bát, điều đó có nghĩa ai đó đã rửa thay nó” – Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách “Cách nuôi dạy một người lớn” (How to raise an adult) nói trên bục TEDtalk.

Lythcoth-Haims tin rằng những đứa trẻ được giao việc nhà từ sớm sẽ có khả năng cộng tác tốt với đồng nghiệp sau này, đồng thời khả năng làm việc độc lập cũng được nâng cao. Do đã tự mình trải qua những khó khăn trong công việc từ rất sớm, những đứa trẻ này sẽ dễ dàng thông cảm với người khác.

Kết quả này dựa trên Havard Grant Study – một nghiên cứu được nhiều thế hệ nhà khoa học tiếp nối nhau thực hiện đã kéo dài ¾ thế kỷ.

2. Họ dạy con mình những kỹ năng xã hội

Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania State và Đại Học Duke đã theo dõi hơn 700 trẻ nhỏ từ khi còn học mẫu giáo đến lúc 25 tuổi và phát hiện ra một sự tương quan rất lớn giữa các kỹ năng xã hội của trẻ với thành công của chúng trong 2 thập kỷ tiếp theo.
Những nhà nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania State và Đại Học Duke đã theo dõi hơn 700 trẻ nhỏ từ khi còn học mẫu giáo đến lúc 25 tuổi và phát hiện ra một sự tương quan rất lớn giữa các kỹ năng xã hội của trẻ với thành công của chúng trong 2 thập kỷ tiếp theo.

Nghiên cứu kéo dài 20 năm này chỉ ra rằng những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt từ sớm có thể dễ dàng hợp tác với đồng nghiệp, thấu hiểu cảm giác của người khác và tự giải quyết được vấn đề của mình. Những đứa trẻ thuộc loại này sẽ có cơ hội kiếm được bằng đại học và một công việc tốt ở tuổi 25 cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém.

Do đó giúp đỡ trẻ phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng cảm xúc là điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để chuẩn bị cho chúng một tương lai tốt đẹp.

3. Họ đặt kỳ vọng cao ở con mình

Dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia của 6,600 trẻ sinh vào năm 2001 tại Đại học California, giáo sư Neal Hafton và đồng nghiệp đã khám phá ra rằng sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con mình ảnh hưởng cực lớn tới thành tựu mà trẻ đạt được.
Dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia của 6,600 trẻ sinh vào năm 2001 tại Đại học California, giáo sư Neal Hafton và đồng nghiệp đã khám phá ra rằng sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con mình ảnh hưởng cực lớn tới thành tựu mà trẻ đạt được.

Trong trường hợp này, có thể nói chúng sống theo nguyện vọng của cha mẹ.

4. Cha và mẹ hòa thuận với nhau

Những đứa trẻ sống trong một gia đình không hạnh phúc, chẳng hạn bố mẹ li dị, thường có biểu hiện tệ hơn những đứa trẻ có cha mẹ hòa thuận, theo như một nghiên cứu của Đại học Illinois.
Những đứa trẻ sống trong một gia đình không hạnh phúc, chẳng hạn bố mẹ li dị, thường có biểu hiện tệ hơn những đứa trẻ có cha mẹ hòa thuận, theo như một nghiên cứu của Đại học Illinois.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi li dị, nếu một người cha không có quyền giám hộ thường xuyên đến thăm con và không xảy ra xung đột giữa cha và mẹ thì trẻ em biểu hiện tốt hơn, nhưng nếu có sự xung đột xảy ra thì sự thăm nom thường xuyên của người cha lại khiến tình hình tệ đi.

Một nghiên cứu nữa chỉ ra rằng nhiều người ở độ tuổi 20 từng trải qua cha mẹ li hôn khi còn nhỏ vẫn cảm thấy đau khổ bị ám ảnh bởi cuộc li hôn của cha mẹ mình từ hơn 10 năm trước

5. Họ có trình độ giáo dục cao hơn

Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan nhận thấy rằng những người mẹ hoàn thành bậc giáo dục phổ thông hoặc đại học thường nuôi dạy được những đứa con có thành tựu tương tự.
Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan nhận thấy rằng những người mẹ hoàn thành bậc giáo dục phổ thông hoặc đại học thường nuôi dạy được những đứa con có thành tựu tương tự.

Qua quá trình theo dõi 14.000 trẻ mẫu giáo từ năm 1998 đến năm 2007, nghiên cứu phát hiện những bé có bà mẹ tuổi teen (18 tuổi hoặc trẻ hơn) thường không hoặc hết bậc phổ thông hay vào được đại học.

Nhà tâm lý học Eric Dubow tại Đại học Bowling Green State phát hiện ra trình độ giáo dục của cha mẹ từ khi đứa trẻ 8 tuổi là yếu tố rất lớn dự đoán thành công của trẻ trong giáo dục và nghề nghiệp 40 năm sau.

6. Họ dạy con làm toán từ rất sớm

Một cuộc phân tích năm 2007 trên 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp nước Mỹ, Canada và Anh nhận thấy việc phát triển kỹ năng làm toán của trẻ từ sớm sẽ tạo được lợi thế rất lớn cho cuộc sống của các em sau này.
Một cuộc phân tích năm 2007 trên 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp nước Mỹ, Canada và Anh nhận thấy việc phát triển kỹ năng làm toán của trẻ từ sớm sẽ tạo được lợi thế rất lớn cho cuộc sống của các em sau này.

Học tốt môn toán không chỉ giúp các em phát triển tư duy toán học trong tương lai mà thậm chí cả khả năng đọc cũng được cải thiện rõ rệt.

7. Họ rất quan tâm đến con mình

Một nghiên cứu năm 2014 về 243 người sinh ra trong nghèo khó phát hiện ra rằng những trẻ nhận được sự chăm sóc chu đáo trong 3 năm đầu tiên không chỉ làm tốt hơn trong các bài kiểm tra ở trường ,mà còn phát triển được một hệ thống những mối quan hệ lành mạnh và đạt được nhiều thành tựu hơn ở độ tuổi 30.

8. Họ ít stress hơn

Sự stress của người mẹ, đặc biệt là khi stress do công việc khiến không thể tìm thời gian ở cạnh con mình, có thể tác động tiêu cực đến trẻ.
Sự stress của người mẹ, đặc biệt là khi stress do công việc khiến không thể tìm thời gian ở cạnh con mình, có thể tác động tiêu cực đến trẻ.

Điều này được giải thích bằng thuật ngữ “lây lan cảm xúc” (emotional contagion), là khi một người “lây” cảm xúc từ người khác (giống như bị cảm lạnh). Do cha mẹ là người dành nhiều thời gian ở bên cạnh trẻ nhất trong 3 năm đầu tiên nên cảm xúc của họ sẽ “lây” sang cho con chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách bé nhìn nhận thế giới.

9. Họ đánh giá cao nỗ lực hơn là việc né tránh thất bại

Trong hàng thập kỷ, nhà tâm lý học Đại học Stanfort Carol Dweck đã khám phá ra trẻ nhỏ (và cả người lớn) nghĩ về thành công bằng 2 cách:
Trong hàng thập kỷ, nhà tâm lý học Đại học Stanfort Carol Dweck đã khám phá ra trẻ nhỏ (và cả người lớn) nghĩ về thành công bằng 2 cách:

Một “Tư duy cố định” (Fixed Mindset) cho rằng tính cách, trí thông minh, và khả năng sáng tạo của chúng ta là cố định và không thể thay đổi được. Sự thành công chính là sự khẳng định trí thông minh vốn có. Cố gắng thành công và tránh né thất bại bằng mọi giá là cách để chứng tỏ tài năng và trí tuệ.

Một “Tư duy phát triển” (Growth Mindset) lại hướng tới những thử thách và coi thất bại không phải bằng chứng của sự ngu dốt mà là bàn đạp để phát triển khả năng hiện có.

Cách bạn nhận thức về điều này ảnh hưởng mạnh đến con của bạn. Nếu bạn nói rằng đứa trẻ đạt điểm cao là do nó thông minh bẩm sinh, điều đó tạo cho nó một tư duy cố định. Nếu bạn nói nó thành công do nó nỗ lực, điều nó dạy cho nó tư duy phát triển.

10. Công việc của người mẹ

Theo như nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Harvard, trẻ sẽ nhận được lợi thế rất lớn nếu được nuôi dạy bởi một người mẹ có công việc bên ngoài.
Theo như nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Harvard, trẻ sẽ nhận được lợi thế rất lớn nếu được nuôi dạy bởi một người mẹ có công việc bên ngoài.

Nghiên cứu chỉ ra rằng con gái của những người mẹ đi làm sẽ ở trường lâu hơn, có nhiều khả năng để có một công việc với vai trò giám sát hơn, và kiếm được nhiều tiền hơn 23% so với những trẻ có mẹ ở nhà.

Con trai của những bà mẹ đi làm sẽ thường tự làm việc nhà và tự chăm sóc bản thân,chúng dành ra thêm 7 tiếng rưỡi chăm sóc bản thân và 25 phút làm việc nhà mỗi tuần.

11. Họ có điều kiện kinh tế tốt hơn

Theo nhà nghiên cứu Đại học Stanfort Sean Reardon, khoảng cách về thành tựu đạt được giữa những trẻ sinh ra trong gia đình thu nhập thấp và thu nhập cao trong năm 2001 lớn hơn từ 30% đến 40% so với 25 năm trước. Điều này có thể dễ dàng giải thích được vì chúng ta đã đã biết sức ảnh hưởng của môi trường sống đối với con người.

11. Họ quyết đoán chứ không độc đoán hay dễ dãi

Nhà phát triển tâm lý học Diana Baumride tại Đại học California cho rằng có 3 phong cách làm cha mẹ cơ bản:

Dễ dãi: Cha mẹ cố gắng chịu đựng hành động của con mà không phản đối hay trừng phạt.

Độc đoán: Cha mẹ cố gắng kiểm soát con mình dựa trên những chuẩn mực có sẵn.

Quyết đoán: Cha mẹ cố gắng định hướng cho con dựa trên lý trí.

Cha mẹ quyết đoán là hình mẫu lý tưởng. Những đứa trẻ lớn lên tôn trọng uy quyền của cha mẹ, nhưng đồng thời không cảm thấy bị gò ép.

13. Họ dạy con “Grit”

Năm 2013, nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania Angela Duckworth đã dành được “Giải thiên tài MacArthur” (MacArthur Genius Grant) cho việc phát hiện ra một tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công gọi là “grit”.
Năm 2013, nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania Angela Duckworth đã dành được “Giải thiên tài MacArthur” (MacArthur Genius Grant) cho việc phát hiện ra một tính cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công gọi là “grit”.

“Grit” được hiểu là “xu hướng duy trì sự hứng thú và nỗ lực đối với một mục tiêu dài hạn”. Nghiên cứu của cô đã chỉ ra sự tương quan của grit với những thành tựu trong giáo dục và điểm trung bình của sinh viên.

Nói đơn giản thì đó chính là việc dạy cho con mình cách tưởng tượng và gắn bó với tương lai mà chúng muốn tạo ra.

Thành NT

Cùng chuyên mục
XEM