Mua quần áo: Hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại đang gây hại cho cả hành tinh vì gây ra biến đổi khí hậu

07/09/2019 14:46 PM | Kinh doanh

Chính bộ quần áo bạn đang mặc cũng có thể là một nguồn phát thải khí CO2 lớn vào bầu khí quyển mà bạn không hay biết.

Với các công ty quần áo thời trang nhanh, họ thường xuyên ra mắt các mặt hàng với mức giá cực kỳ thấp. Giá bán hấp dẫn khiến người tiêu dùng bị kích thích và sẵn sàng mua quần áo mới thường xuyên hơn. Tuy nhiên ít ai biết rằng, việc mua sắm quá nhiều thời trang nhanh đang vô tình tạo ra một cuộc khủng hoảng về môi trường.

Theo tổ chức từ thiện Oxfam, thế giới đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng môi trường do thời trang nhanh gây ra. Thống kê cho thấy các thương hiệu và cửa hàng như Zara, Forever21 và Topshop đang tạo ra hàng tấn khí thải nhà kính mỗi năm.

Các công ty may mặc và giày dép là một trong những nguồn phát thải nguy hiểm đối với khí hậu toàn cầu. Thậm chí nguồn phát thải từ họ còn nhiều hơn tất cả các chuyến bay từ các hãng hàng không quốc tế và tàu vận tải cộng lại.

Oxfam cho biết, xu hướng thời trang nhanh tạo ra cùng một lượng khí thải CO2 do một chiếc xe hơi tạo ra trong vòng hai phút khi chạy vòng quanh thế giới trong 6 lần.

Để tính toán tác động của khí thải do thời trang nhanh, Oxfam đã xem xét có bao nhiêu khí thải được tạo ra bằng cách mua quần áo mới ở Anh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Tất cả mọi công đoạn từ tìm nguồn cung ứng vật liệu đến sản xuất bộ sưu tập, bán cho đến giặt và vứt quần áo đi. Tất cả đều tạo một lượng khí thải nhất định và tác động đến môi trường.

Nhiều công ty thời trang nhanh tận dụng các vật liệu và vải rẻ tiền. Nó khiến các hạt nhựa siêu nhỏ trên vãi dễ bị bong ra và làm giảm độ bền của quần áo.

Mua quần áo: Hành động tưởng chừng vô hại nhưng lại đang gây hại cho cả hành tinh vì gây ra biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Tuy nhiên ngay cả việc mua một chiếc áo cotton 100% cũng có thể tạo ra gần 10kg khí nhà kính.

Sự thật bất ngờ về tác động của thời trang nhanh đối với khí hậu và hành tinh rõ ràng khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua một thứ gì đó mới để mặc.

Daniel Sriskandarajah, CEO Oxfam khẳng định: "Chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu, chúng ta không thể làm ngơ trước khí thải do quần áo mới tạo ra nhưng cũng không thể quay lưng lại với các công nhân may mặc phải làm việc nhiều giờ".

Oxfam khuyên tất cả người tiêu dùng cần nhận thức rõ tác động của sức mua đối với môi trường. Mặc dù thời trang nhanh luôn có sức hút rất lớn nhưng mọi người nên cân nhắc tới việc mua quần áo cũ và quyên góp quần áo không dùng đến để dọn dẹp tủ.

Báo cáo trên được đưa ra không lâu sau khi chiến dịch có tên Second Hand September được triển khai, theo đó yêu cầu những người tiêu dùng tham gia sẽ không mua bất cứ thứ gì mới trong vòng 1 tháng.

Tham khảo Earth

Theo Thiên Long

Từ khóa:  quần áo
Cùng chuyên mục
XEM