Mua một cái bút vô dụng với giá 50 USD rồi bán lại 51 USD? Đó là thuyết kẻ ngốc hơn - đỉnh cao hài hước của những ai có đầu óc kinh doanh

30/09/2019 08:41 AM | Kinh doanh

Sẽ luôn có người đứng ra mua sản phẩm với giá cao hơn. Để rồi, người cuối cùng sẽ tự biến mình thành kẻ ngốc.

Tôi mua một chiếc bút chỉ đáng $5 nhưng với giá $50. Bạn nghĩ tôi điên đúng không? Nhưng đó là vì tôi muốn bán nó cho người khác với giá $51.

Dù cho nó có nực cười đến đâu thì trên đời thực có cách kiếm tiền kiểu như vậy. Người tiếp theo sẽ mua lại chiếc bút đó, rồi lại mong muốn có người khác chịu mua lại với giá cao hơn nữa để kiếm lời. đảm bảo rằng sẽ có người mua lại chiếc bút đó với giá 55000 VND.

Một dấu chấm hỏi lớn là "Điều gì khiến cho những người tiếp theo chịu mua lại chiếc bút với cái giá cắt cổ đó?" - đây chính là câu hỏi khiến cho Thuyết kẻ ngốc hơn ra đời.

Mua một cái bút vô dụng với giá 50 USD rồi bán lại 51 USD? Đó là thuyết kẻ ngốc hơn - đỉnh cao hài hước của những ai có đầu óc kinh doanh - Ảnh 1.

Sẽ có người thay anh mua em đúng không cái đèn?

Thuyết kẻ ngốc hơn

Thuyết kẻ ngốc hơn là một thuyết trong tài chính kinh tế, với nội dung là việc kiếm lời bằng cách mua một món đồ (kể cả với giá trên trời) rồi bán lấy lãi là hoàn toàn có thể, vì bạn luôn có thể tìm một người chịu mua nó với cái giá cao hơn cái giá bạn mua.

Thuyết này rất phổ biến đối với những nhà đầu tư hoặc kinh doanh cổ phiếu. Họ chịu mua một tài sản mặc dù được định giá quá cao nhưng có "tiềm năng", mà không quan tâm đến giá trị nội tại của chúng. Và những gì họ nghĩ là "Tôi có thể là một tên ngốc khi mua với cái giá cắt cổ như vậy. Nhưng kiểu gì cũng sẽ một gã còn ngốc hơn tôi chịu mua với giá cao hơn nữa."

Mua một cái bút vô dụng với giá 50 USD rồi bán lại 51 USD? Đó là thuyết kẻ ngốc hơn - đỉnh cao hài hước của những ai có đầu óc kinh doanh - Ảnh 2.

Về cơ bản, giá của cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào những tác động của thị trường (cung và cầu), thế mạnh hiện tại của công ty (doanh thu) và dự kiến phát triển trong tương lai. Nhưng những cổ phiếu có giá trên trời lại được định giá theo mong đợi của người bán, rằng chắc chắn sẽ tìm được ai đó ngu ngốc mua lại.

Bitcoin và Thuyết kẻ ngốc hơn

Trước đây, bitcoin đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi về giá trị của nó. Rốt cuộc thì tại sao nó lại có giá đến cả chục ngàn USD?

Về cơ bản, giá của một tài sản được định bằng lợi nhuận mà nó có thể đem về, đối với cổ phiếu thì đó là cổ tức. Tuy nhiên, bitcoin không hề đem lại lợi nhuận hay cổ tức, cho nên giá trị của nó như bằng không. Nếu xét về phương diện tiền tệ, bitcoin cũng không có giá trị vì tiền tệ chỉ có giá trị khi nó có thể được dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nếu như là một mặt hàng thì nó phải có một giá trị vốn có đối với người mua. Ví dụ như vàng thì giá trị vốn có của nó nằm ở tính hữu dụng như một kim loại hay tính hữu dụng để làm trang sức.

Tóm lại, giá trị của bitcoin chẳng khác gì con số không ở cả ba phương diện trên.

Nhưng giá của nó có thể lên tới 10.000 USD là bởi vì bitcoin được định giá bằng giá mong đợi vào năm sau. Người đầu tư bitcoin luôn tin rằng giá bitcoin sẽ lên mãi hằng năm, giúp họ có thể bán lại với giá cao hơn khi mua. Về cơ bản, đây là một trường hợp điển hình của thuyết kẻ ngốc hơn.

Vậy nếu như thuyết kẻ ngốc hơn luôn đúng, chẳng phải bây giờ thế giới đã giàu rồi sao? Nhưng sự thật thì chẳng có gì là mãi mãi, huống chi là giá của một món đồ đã tăng thì phải giảm.

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế là một hiện tượng mà ở đó thuyết kẻ ngốc hiện hữu. Đó là tình trạng giá cả của các tài sản tăng đột biến, khiến mức độ phổ biến của cổ phiếu lúc này cũng vượt mức bình thường. Nhà đầu tư nào cũng muốn tham gia và sẵn sàng đầu tư những khoản tiền lớn để có được cổ phiếu nổi tiếng đó.

Mua một cái bút vô dụng với giá 50 USD rồi bán lại 51 USD? Đó là thuyết kẻ ngốc hơn - đỉnh cao hài hước của những ai có đầu óc kinh doanh - Ảnh 3.

Nhưng như các bóng bóng khác, bong bóng kinh tế rồi cũng sẽ vỡ. Khi họ không thể tìm ai đó để bán được lại thì chính những nhà đầu tư đó lại tự biến mình thành kẻ ngốc hơn. Và câu chuyện kết thúc.

Thuyết kẻ ngốc hơn liệu có nên thử?

Thực tế thì có thừa những minh chứng cho thấy tồn tại trên đời này những kẻ ngốc mà ta nói trên. Nhưng để kiếm lời nhờ áp dụng thành công thuyết này, bạn cần đầu tư thời gian, công sức và nó cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Như theo các chuyên gia, giá cổ phiếu thì luôn dao động và cuối cùng nó sẽ trở về giá trung bình - được gọi là "mean reverting". Và các nhà đầu tư thì phải chú ý từng chút đến các động thái thị trường vì giá cổ phiếu có thể từ tăng chuyển ngược sang giảm chỉ trong vài giây.

Mua một cái bút vô dụng với giá 50 USD rồi bán lại 51 USD? Đó là thuyết kẻ ngốc hơn - đỉnh cao hài hước của những ai có đầu óc kinh doanh - Ảnh 4.

Không ai có một quả bong bóng nào có thể nói cho họ biết chính xác lúc nào nó sẽ vỡ ra cũng như chẳng ai biết được chính xác lúc nào cổ phiếu sẽ quay trở về giá trung bình. Vì vậy, thực chất thuyết kẻ ngốc hơn chỉ là một trò may rủi mà chúng ta thì không nên tin cậy vào.

Tham khảo: Science ABC

Theo Khuê Trần

Cùng chuyên mục
XEM