Một hành động tưởng chừng rất nhỏ đang cứu đói cho hàng nghìn người Ấn Độ

03/06/2016 16:51 PM | Sống

Mỗi ngày qua đi, Ấn Độ lại có gần 3000 người chết liên quan đến bệnh tật và chế độ ăn, khoảng 194 triệu người phải chịu cảnh đói khát. Cứ 4 trẻ em thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng, biến nước này trở thành nước có tỉ lệ trẻ mắc suy dĩnh dưỡng cao, chiếm 1 phần 3 số trẻ bị suy dinh dưỡng trên Thế giới. Ý tưởng đơn giản dưới đây đã giúp cứu đói hàng triệu người dân nghèo khổ.

Trước thực trạng ấy, chàng kỹ sư phần mềm trẻ tại thành phố Bengaluru, tên là Harshil Mittal đã tìm ra một giải pháp vô cùng hiệu quả có thể cứu sống hàng triệu người nhờ sáng kiến bữa ăn cứu đói được cung cấp vào mỗi ngày chủ nhật thứ ba trong tháng.

Harshil Mittal
Harshil Mittal

Ý tưởng tuyệt vời ấy đến với Harshil bắt đầu từ tháng 10 năm 2015. Anh chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi chỉ thực hiện dự án này với quy mô nhỏ. Tôi cùng với ba người bạn là Rishiom, Selina, Ashutosh đã quyết định đi gõ cửa các gia đình có điều kiện để nói cho họ biết ý tưởng của chúng tôi và hỏi xem họ có quan tâm và tham gia vào dự án không”.

“Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi có đến 90% số người chúng tôi tiếp cận đều nhiệt tình đồng ý. Thế là chúng tôi đi thu thập đồ ăn và phân phối ở Tila Nagar. Ngay trong chuyến đầu tiên, chúng tôi đã tiếp tế được cho tất cả là 40 người”. Và chỉ sau 2 tháng, ý tưởng của chúng tôi đã trở nên phổ biến với rất nhiều người.

Hiện nay, nhóm hoạt động với tên gọi Let’s Feed Bengaluru (LFB). Mạng lưới hoạt động cũng không ngừng mở rộng với sự tham gia ngày càng đông của các nhà tài trợ và đăng ký của 750 tình nguyện viên. Chủ chương của tổ chức là đơn giản hóa các quy trình và đảm bảo thực phẩm được phân phối đến đúng người cần được tiếp tế.

Theo Harshil, nhóm tình nguyện của anh cung cấp lương thực cứu tế cho 3 đối tượng là người vô gia cư, người tàn tật trên đường phố; đối tượng thứ hai là những người sống trong các khu vực kinh tế nghèo của thành phố và nhóm đối tượng thứ ba là trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa.

Trước khi phân phối lương thực đến các đối tượng trên, các thành viên của nhóm đã phải lặn lội “dành ít nhất là một ngày để tìm hiểu hoàn cảnh mà những người đó đang phải đối mặt và liệu quỹ lương thực có thể giúp được họ hay không”. Bởi chỉ bằng cách ấy, “chúng tôi mới có thể tiếp cận đúng người đang cần đến sự giúp đỡ của chúng tôi.”

Khi đã xác định được một khu vực nhất định, nhóm tiến hành khai thác sức mạnh của các phương tiện truyền thông Xã hội như Facebook…để có thể tiếp cận được với các nhà tài trợ và tình nguyện viên. Rồi sau đó mới tổ chức gặp mặt để thảo luận về phương thức vận chuyển, tập hợp và phân phối các container lương thực đến các nhà tài trợ- những người sẽ có trách nhiệm chế biến thành các món ăn mặn hoặc ăn chay đảm bảo vệ sinh và có lợi cho sức khỏe.

Đồ ăn sau khi nấu chín sẽ được các nhà tài trợ đóng gói cẩn thận và được các tình nguyện viên tập hợp rồi vận chuyển tới địa điểm cần phân phối.

Harshil cũng cho biết: “Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng. Và hầu hết những người già đều bị coi như một gánh nặng trong gia đình và dễ bị bỏ quên. Bởi vậy, chúng tôi muốn họ biết rằng, ngoài kia vẫn còn những người quan tâm đến họ. Let’s Feed Bengaluru nói cho cùng, không chỉ với mục đích mang lại thức ăn cho những người đói, mà hơn hết còn là sự lan tỏa niềm vui và tình yêu thương con người.”

“Mọi người thường cho rằng những ai công tác xã hội là những người không có việc làm tại các công ty hoặc phải dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động xã hội. Nhưng điều đó không đúng. Ai cũng có thể làm tình nguyện xã hội. Các tình nguyện viên của chúng tôi chỉ cần dành khoảng 3 đến 4 giờ một tháng. Bấy nhiêu thời gian đó chỉ bằng khoảng thời gian bạn xem một bộ phim. Chỉ vậy thôi.”

Harshil cùng đội tình nguyện viên tại Bengaluru
Harshil cùng đội tình nguyện viên tại Bengaluru

Không như những tổ chức Xã hội khác, Let’s Feed Bengaluru từ chối nhận bất kỳ khoản đóng góp nào bằng tiền. Giải thích cho phương châm hoạt động ấy, Harshil nói: “Mọi người cảm thấy khi bạn đóng góp bằng tiền, bạn sẽ không bao giờ biết số tiền ấy đi về đâu, có đến được tận tay người cần hay không. Điều đó dù ít hay nhiều cũng sẽ gây mất lòng tin. Và đó chắc chắn không phải là điều chúng tôi mong muốn”. “Bên cạnh đó, việc tặng tiền không thể mang lại cho bạn niềm vui thực sự như khi bạn mang cho ai đó đồ ăn vào đúng thời điểm họ đang đói, khi bạn dành thời gian bên họ,nhảy và cùng cười với họ”.

Bắt đầu từ tháng 4 vừa qua, nhóm đã thực hiện và đang mở rộng thêm chiến dịch nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, về tầm quan trọng của giáo dục và giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Bắt đầu từ tháng 4 vừa qua, nhóm đã thực hiện và đang mở rộng thêm chiến dịch nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, về tầm quan trọng của giáo dục và giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Tuy vậy, dự án vẫn duy trì hoạt động chính là mang lại thức ăn cho những người thiếu lương thực với mục tiêu phục vụ 25.000 bữa ăn thiện nguyện sau khi đã vượt mục tiêu ban đầu là phục vụ 10.000 bữa ăn cho người nghèo đói.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM