Một công ty tại Trung Quốc còn công khai dùng máy quét não bộ của của công nhân để thu thập dữ liệu

02/05/2018 10:30 AM | Công nghệ

Một công ty tại Trung Quốc đang công khai thu thập dữ liệu cá nhân của công nhân làm việc cho mình thông qua những thiết bị có khả năng quét lấy dữ liệu từ não bộ con người.

Theo thông tin được đăng trên South China Morning Post thì một vài công ty tại Trung Quốc hiện đang thu thập dữ liệu từ các công nhân của mình trực tiếp từ não bộ của họ thông qua những chiếc mũ có gắn cảm biến mà họ phải đội trong quá trình làm việc. Thiết bị không dây gắn trong mũ được cho là sẽ ghi lại thông tin về cảm xúc, suy nghĩ của người đội nó và lưu trữ chúng lại với mục đích nghiên cứu, tăng sự hiệu quả trong việc điều chỉnh nhân sự.

Theo đó thì những chiếc mũ bảo hộ của người công nhân sẽ được gắn các cảm biến bên trong. Những cảm biến này sẽ thu dữ liệu từ não bộ của họ, chuyển chúng thành các số liệu biểu thị sự lo lắng, giận dữ, chán nản... Nhờ thế mà các quản lý có thể hiểu hơn về suy nghĩ của các nhân viên dưới quyền, từ đó có thể đưa ra lịch trình nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý.

Được biết, công ty Hangzhou Zhongheng Electric đã sử dụng thiết bị này cho 40.000 công nhân của mình từ năm 2014 và giúp đẩy lợi nhuận của công ty lên thêm 315 triệu USD.

Rất nhiều ý kiến khoa học tỏ ra nghi ngại về thiết bị đọc sóng não của con người này. Nhiều nhà khoa học cho rằng tính khả thi của nó gần như không có bởi các thiết bị đọc sóng não hiện nay còn khá cồng kềnh chứ khó có thể rút gọn lại thành những cảm biến đơn thuẩn để gắn vào mũ người lao động một cách đại trà như vậy.

Một công ty tại Trung Quốc còn công khai dùng máy quét não bộ của của công nhân để thu thập dữ liệu - Ảnh 1.

Hệ thống cảm biến EGG để đọc sóng não trong một đơn vị nghiên cứu tại Anh cho thấy sự phức tạp và cồng kềnh của thiết bị này. Tính khả thi trong việc ứng dụng cho hàng chục nghìn công nhân gần như không có.

Theo một số báo cáo thì thiết bị cảm biến của những chiếc mỹ lắp đặt tại Trung Quốc là cảm biến Electroencephalography (EGG), có chức năng ghi lại thông tin hoạt động của các neuron thần kinh trong não bộ. Dẫu vậy nhưng bộ cảm biến này chỉ có thể phát hiện được sự thay đổi bất thường trong cảm xúc mà thôi, ngoài ra thì ứng dụng của nó cũng còn rất nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, nếu như thiết bị đọc sóng não của con người đang được sử dụng tại Trung Quốc là có thật thì nó lại dấy lên những câu hỏi về quyền bảo mật thông tin, sự riêng tư cá nhân của các công nhân đang làm việc bởi ai biết được những thiết bị đọc sóng não này thu lại được những gì? Và trong tương lai, nếu được phát triển một cách đại trà thì cách thu thập dữ liệu này sẽ còn kinh khủng hơn nhiều so với việc Facebook thu thập thông tin về dữ liệu người dùng như dư luận từng lo ngại trong thời gian vừa qua.

Thế Anh

Cùng chuyên mục
XEM