“Mỗi ngày một bữa” – chế độ giảm cân điên rồ hay lối sống đúng đắn trong thời đại “béo phì”?

11/02/2019 09:43 AM | Sống

Ăn ít để khỏe – 1 bữa là đủ sao cần phải 3. Y học đã chứng minh “Việc cho rằng hấp thụ từ từ chất dinh dưỡng có thể giúp chúng ta khỏe mạnh là một suy nghĩ đã lỗi thời”. Ngược lại, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa!”

Trong những năm gần đây, khoa học đã chứng minh trạng thái đói bụng là một hoạt động quan trọng đối với cơ thể con người. Chắc hẳn đa số chúng ta đều đang cho rằng suy nghĩ trên đúng là không bình thường.

Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh “Việc cho rằng hấp thụ từ từ chất dinh dưỡng có thể giúp chúng ta khỏe mạnh là một suy nghĩ đã lỗi thời”. Ngược lại, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa!”

Vì sao không ăn lại tốt cho sức khỏe?

Ngày nay, ai cũng nghĩ việc ăn một ngày ba bữa là điều đương nhiên, hầu hết người dân hiện đang sống ở Nhật cũng nghĩ như vậy và không có chút nghi ngờ gì. Tuy nhiên, lần theo dấu vết của 170.000 năm lịch sử loài người, việc con người ăn một ngày ba bữa và quan niệm ăn tới no bụng chỉ là những suy nghĩ mới có khoảng vài chục năm trở lại đây. Và trải qua quãng thời gian dài, cơ thể con người, để kéo dài sự sống, đã luôn tiềm tàng khả năng sinh tồn mà không cần phải ăn no căng bụng. Nguồn gốc của khả năng này chính là “gen sinh mệnh” bao gồm rất nhiều loại gen như “gen đói”, “gen sống lâu”, “gen miễn dịch”,…

“Gen đói” giúp hấp thụ nguồn dinh dưỡng nhiều nhất có thể từ chút ít thức ăn. Bên cạnh đó, “gen Sirtuin” ( gen trường thọ) giúp phục hồi những tế bào bị hỏng, tổn thương. Và đặc biệt là “Khi chúng ta đói bụng, năng lực sinh tồn sẽ được kích hoạt, và cơ thể được trẻ hóa”.

Đó cũng chính là lí do mọi người lại thực hiện “Pháp nhịn ăn” của đạo Phật hay “Tháng Ramadan” của đạo Hồi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bằng cách giảm 40% lượng thức ăn, hiệu quả duy trì sự sống của các loài động vật, bao gồm con người, được kéo dài 1,4 – 1,6 lần so với thông thường.

“Mỗi ngày một bữa” – chế độ giảm cân điên rồ hay lối sống đúng đắn trong thời đại “béo phì”? - Ảnh 1.

Chúng ta đều có thể thực hiện phương pháp “Mỗi ngày một bữa”!

    Chế độ giảm cân bằng bữa ăn cơ bản là phương pháp đơn giản giảm lượng trong mỗi bữa ăn

Điểm quan trọng nhất của chế độ ăn uống lành mạnh là kiểm soát lượng calo chúng ta đưa vào. Do đó, bạn không cần lên thực đơn riêng khi ăn với gia đình. Chỉ cần ăn đến 80% khả năng, tức là chế độ ăn tám phần, hoặc 60%, tức là chế độ ăn sáu phần. Đó chính là “phương pháp ăn kiêng kiểu Bữa ăn cơ bản”.

“Mỗi ngày một bữa” – chế độ giảm cân điên rồ hay lối sống đúng đắn trong thời đại “béo phì”? - Ảnh 2.

Trong phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị các phần cơm, canh và thức ăn theo phần cơm cho trẻ em. Các bạn có thể chuẩn bị một bát cơm nhỏ, có thể là gạo trắng hoặc gạo lứt đều được. Canh và các phần thức ăn cũng nên chuẩn bị vào đĩa nhỏ tầm đĩa lót cốc cà phê. Bởi vì lượng calo đã được kiểm soát nên bạn hãy chú trọng vào những món ăn mà mình thích. Nếu tuân thủ đúng phương pháp này, người béo có thể gầy đi và người gầy có thể béo lên.

    Đừng quá gò ép khi thực hiện ăn “Mỗi ngày một bữa”

Phương pháp ăn kiểu Bữa ăn cơ bản chính là bước khởi động để các bạn dần tiếp cận với phương pháp “Mỗi ngày một bữa”. Theo đó, chúng ta có thể bỏ bữa sáng, nhưng vẫn cần duy trì nước cho cơ thể bằng các loại nước hoa quả. Không nên ngủ đến sát giờ làm, bỏ hoàn toàn bữa sáng rồi vội đi làm, việc này chả khác gì chúng ta đang tự sát. Việc uống nước hoa quả thay bữa sáng rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị trong cặp một ít bánh quy để khi đói có thể ăn hai, ba miếng là được.

“Mỗi ngày một bữa” – chế độ giảm cân điên rồ hay lối sống đúng đắn trong thời đại “béo phì”? - Ảnh 3.

Với chế độ “Mỗi bữa một ngày” thích hợp hơn cả là thực hiện vào bữa tối. Việc này thích hợp với những người làm việc bên ngoài, không tiện mang theo đồ ăn riêng đến chỗ làm. Còn với những người thường xuyên ăn ở nhà và có thời gian ngủ trưa, bữa chính này nên đẩy lên buổi trưa. Với những người ăn cơm tối với gia đình, bạn có thể ăn thành hai bữa nhưng cần tuân theo chế độ “Bữa ăn cơ bản”.

Chế độ “Mỗi bữa một ngày” áp dụng vào thời gian chúng ta đói bụng để kích thích các gen sinh trưởng (Ghrelin), gen trường thọ (Sirtuin) và đốt cháy mỡ nội tạng. Do đó, lượng chất dinh dưỡng cần thiết phải đưa vào cơ thể lại càng quan trọng. Thường thì khi ta đói, cơ thể sẽ dễ thèm ăn thứ gì đó, đấy chính là các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, với phương pháp này, bạn có thể ăn mọi thứ mình muốn.

Thời điểm Tết đã cận kề, và chắc hẳn vẻ bề ngoài, cân nặng sẽ là điều mà phần lớn mọi người quan tâm. Và chính sự trẻ trung, tươi trẻ là biểu hiện rõ ràng của một sức khỏe tốt. Cái đích cuối cùng của phương pháp này chính là một làn da căng tràn sức sống và vòng eo thon gọn. Để đạt được điều này, chỉ cần ba yếu tố quan trọng nhất là “đói bụng”, “dinh dưỡng đầy đủ” và “giấc ngủ”.

*Bài viết có sử dụng tư liệu từ cuốn "Ăn ít để khỏe" của tác giả Yoshinori Nagumo

Theo Cam Thảo

Cùng chuyên mục
XEM