Mổ cá chết trên bờ Hồ Tây: Cảnh báo của 2 PGS hóa và thực phẩm!

03/10/2016 17:24 PM | Sống

Một người dân sống gần khu vực Hồ Tây bắt được con cá chép 9 kg chết nổi rồi mổ thịt ngay tại chỗ vì cho rằng vẫn ăn được do tiết vẫn còn đỏ. Việc này có nên hay không?

Mấy ngày nay, cá chết trắng ở Hồ Tây, Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã phải trực tiếp chỉ đạo nhiều lực lượng tham gia xử lý, với 7 biện pháp cấp bách. Đồng thời, kêu gọi người dân không ăn cá chết.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, ông Mai Trọng Thái, cho biết nguyên nhân ban đầu xác định là do nồng độ oxy hòa tan trong nước quá thấp khiến cá không sống được (chỉ đạt 1,5 mg/l, trong khi tiêu chuẩn 6 mg/l).

Ông Thái cũng cho đang tiếp tục kiểm tra xem có nguồn xả thải nào quanh hồ gây ô nhiễm hay không.

Trong bối cảnh đó, hình ảnh một người dân sống gần hồ xẻ thịt một con cá chép nặng 9 kg chết nổi trên mặt hồ để ăn đã khiến nhiều người không khỏi nghi ngại.


Theo Zing.vn, nhiều người đứng xung quanh đặt câu hỏi liệu cá có nhiễm độc hay không mà người này lại liều lĩnh, chủ quan như vậy?

Theo Zing.vn, nhiều người đứng xung quanh đặt câu hỏi liệu cá có nhiễm độc hay không mà người này lại liều lĩnh, chủ quan như vậy?

Trả lời chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo chỉ cần cá chết vì thiếu oxy đã là không được ăn.

PGS Thịnh cho rằng, nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây tuy là do thiếu oxy, chứ không phải là hóa chất độc hại như ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nhưng về mặt nguyên tắc, xuất phát từ nguyên nhân gì thì người dân cũng không nên ăn các con cá đó, vì chúng ta không lường được sự độc hại khi ăn chúng,


PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội.

PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội.

Dù con cá còn máu đỏ tươi hay đã nổi ươn lên, tốt nhất chúng ta không nên lấy làm thức ăn cho người và cho cả vật nuôi, ông cảnh báo.

PGS Thịnh nhấn mạnh, người dân không nên tiêu thụ bởi đó là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Vì mối lợi mà sử dụng cá chết đem chế biến và bán cho người tiêu dùng, người đó đang có hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm.

Khi ăn phải cá chết, người dân sẽ đối diện với ảnh hưởng về sức khỏe, nhẹ thì ngộ độc, trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo PGS Thịnh, nếu có người bất chấp pháp luật khai thác nguồn cá chết ở Hồ Tây để bán ra thị trường thì đó là hành vi độc ác.

"Chúng ta nấu cho chính mình ăn do không hiểu biết còn tạm chấp nhận nhưng biết độc hại mà bán cho người khác ăn, nấu cho người ngoài ăn là điều không thể chấp nhận được.

Con cá dù có to, ngon như thế nào nhưng chúng ta không biết đó là chất đạm hay là chất độc thì không được ăn", PGS Thịnh nhận định.

Cùng quan điểm với PGS Thịnh, PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan cần tuyên truyền rộng rãi để người dân không vớt cá chết xẻ thịt làm thực phẩm.

Theo PGS Côn cá chết do ngạt thiếu oxy thì đỡ nguy hiểm hơn so với cá chết do bị ngộ độc hóa chất. Nhưng cá nhiều đạm nên khi chết dễ bị tiêu hủy, do đó là nơi để cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Con người ăn phải dễ nhiễm các vi sinh vật.


PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên HN.

PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên HN.

Bình thường chúng ta mua cá về và để cho cá chết ngạt khác hoàn toàn với cá chết do ngạt nước ở Hồ Tây hiện nay – PGS Côn lưu ý.

Ông nhấn mạnh khi cơ quan chức năng chưa có kết luật nguyên nhân đầy đủ, người dân không nên khai thác, sử dụng nguồn thủy sản tại đây.

PGS Côn cũng đặt ra một giả thiết, có thể do hàm lượng amoniac có trong nước quá nhiều dẫn đến cá không có oxy để sống gây ra tình trạng cá chết.

Amoiac là 1 loại hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có nhiều trong nước xả thải ra môi trường. Mỗi người đều có lượng amomiac và thải ra ngoài qua đường nước tiểu, mồ hôi.

Người bị ngộ độc amoiac cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày.

Tất nhiên, PGS Côn cũng khẳng định kết quả kiểm tra chính xác cuối cùng về có chất này hay không phải chờ cơ quan chức năng công bố, vấn đề amoniac chỉ là giả thiết của ông.

Theo Hiền Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM