Mark Zuckerberg vạ miệng tiết lộ Facebook đang theo dõi tin nhắn trên Messenger

06/04/2018 08:25 AM | Kinh doanh

CEO Facebook Mark Zuckerberg vô tình để lộ thông tin này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên tạp chí điện tử Vox xung quanh vụ việc xung đột sắc tộc ở Myanmar.

Facebook mới đây tiết lộ đang thực hiện rà soát lại nội dung các cuộc trò chuyện trên nền tảng Facebook Messenger bao gồm ký tự, hình ảnh và đường link nhằm đảm bảo tính công bằng cho người dùng.

CEO Facebook Mark Zuckerberg vô tình để lộ thông tin này trong một cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên tạp chí điện tử Vox xung quanh vụ việc xung đột sắc tộc ở Myanmar. Ông giải thích rằng hệ thống của công ty đã "phát hiện điều đang xảy ra" khi nhiều người cố gửi tin nhắn nhạy cảm thông qua Messenger và Facebook "ngăn chặn những tin nhắn đó truyền đi".

Trò chuyện với Bloomberg, Facebook cho biết đang tiến hành phân tích các cuộc trò chuyện trên nền tảng Messenger, nhằm tránh tình trạng lạm dụng. Những tin nhắn bị gắn cờ vi phạm tiêu chuẩn của Facebook được duyệt bởi mod - người có thể chặn hoặc gỡ xuống nội dung nhạy cảm nếu cần thiết.

"Ví dụ, khi bạn gửi một bức ảnh trên nền tảng Messenger, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ ghép ảnh để phát hiện xem có nội dung bóc lột trẻ em hay không, hoặc khi bạn gửi một đường link, chúng tôi sẽ quét đường link đó để nhận diện phần mềm độc hại hoặc virus. Facebook thiết kế các công cụ tự động này để có thể nhanh chóng ngăn chặn hành vi lạm dụng trên nền tảng của chúng tôi", phát ngôn viên Facebook cho biết.

Tiết lộ này có thể khiến dùng cảm thấy khó chịu bởi niềm tin từ trước đến nay rằng Messenger thực sự là cá nhân hóa. Facebook cho biết hành động rà soát nội dung trò chuyện của công ty này không nhằm mục đích thu thập số liệu để bán cho các nhà quảng cáo.

Mặt khác, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà cung cấp dịch vụ thả lỏng cho mọi tin tức được lan truyền. Tại Ấn Độ - nơi mà ứng dụng nhắn tin Whatsup của Facebook sở hữu hơn 200 triệu người dùng, tin tức giả mạo, nội dung phản động chính trị và các dạng thông tin lệch lạc khác thường lan truyền như cháy rừng trong các cuộc trò chuyện nhóm.

Facebool vừa dập lửa vụ bê bối chấn động của mình cách đây không lâu. Theo đó, thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng Facebook đã được gửi đến một công ty phân tích dữ liệu chính trị có trụ sở tại Anh. Khoảng 560.000 người dùng tại Ấn Độ nằm trong số hàng chục triệu người này. Trong sự cố này, Facebook đã đi xa đến nỗi thừa nhận 2 tỷ người dùng Facebook có thể đã bị xâm nhập theo một cách nào đó.

Do đó lựa chọn sử dụng ứng dụng nào là của người dùng. Nếu chỉ đơn thuần muốn trò chuyện với bạn bè trên nền tảng phổ biến này, hãy tiếp tục sử dụng Facebook. Nếu muốn có chuyện bí mật, người dùng có thể tìm đến ứng dụng Telegram.

Theo Anh Sa

Từ khóa:  Facebook
Cùng chuyên mục
XEM