Mắc Ung thư gan không đồng nghĩa với án tử, câu chuyện sau đây sẽ cho bạn động lực để không bao giờ bỏ cuộc

09/07/2019 19:12 PM | Sống

Bệnh ung thư gan được coi là một căn bệnh hiểm nghèo, tiên lượng xấu, thời gian sống của bệnh nhân thường ngắn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa khi bạn mắc ung thư gan đồng nghĩa với án tử dành cho bạn. Câu chuyện về người đàn ông 85 tuổi tại Mỹ 4 lần chiến thắng ung thư gan sẽ truyền cảm hứng cho bạn để chiến đấu với bệnh tật

Ronald Bolander, 85 tuổi là một người chồng, người cha, một nhân viên văn phòng đã về hưu, một tình nguyện viên, quan trọng hết, ông là người chiến thắng căn bệnh ung thư gan đến 4 lần và trong 7 năm qua nó đã không quay lại.

Mắc Ung thư gan không đồng nghĩa với án tử, câu chuyện sau đây sẽ cho bạn động lực để không bao giờ bỏ cuộc - Ảnh 1.

Ronald Bolander - Người chiến thắng căn bệnh ung thư đến 4 lần

Ông bắt đầu hành trình chống lại bệnh tật của mình vào đầu năm 2008. "Tôi có xét nghiệm máu và kết quả được trả về không tốt, và những kết quả đó dẫn đến sinh thiết gan". Ronald nhớ lại: "Đó là quyết định khó khăn, kết quả từ xét nghiệm máu không rõ ràng và bác sỹ của tôi muốn xem xét kỹ hơn. Tôi đã định bỏ qua lần sinh thiết thứ 2 nhưng vợ và con tôi đã động viên và đi cùng. Thật mừng vì họ làm vậy, vì những gì bác sỹ lo ngại đã đúng, vậy là chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm sắp tới"

Mắc Ung thư gan không đồng nghĩa với án tử, câu chuyện sau đây sẽ cho bạn động lực để không bao giờ bỏ cuộc - Ảnh 2.

"Bác sỹ nói tôi có một khối u cỡ trung bình ở giữa gan". Vậy là từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2008, Ronald phải theo phác đồ điều trị, bao gồm cả xạ trị. Khi khối u không thu nhỏ lại như mong muốn, giai đoạn 2 của phác đồ điều trị được các bác sỹ khuyến nghị. Cân nhắc các lựa chọn, Ronald chọn cách phẫu thuật. Và vào giữa tháng 6 năm 2008, ông làm phẫu thuật lần đầu tiên, cắt bỏ khối u trong gan của mình.

Mọi thứ có vẻ tiến triển khá tốt. Trong 6 tháng tiếp theo, bao gồm cả 4 tháng ăn bằng ống, mất nhận thức và sinh lực, Ronald tin rằng sự phục hồi của ông đến từ sự hỗ trợ to lớn của gia đình và bạn bè, những người ủng hộ việc ông tiếp tục điều trị và mang lại cho ông hy vọng khi ông cần nó nhất. "Tôi không biết nói sao cho đủ về những điều tốt đẹp mọi người đã làm cho tôi, thậm chí một người bạn của tôi còn mang về nước thánh từ Rome, mong tôi sớm bình phục". Ronald chia sẻ

Trong thời gian phục hồi, có những thời điểm Ronald mất niềm tin, nhưng có những ngày ông cảm thấy tràn trề hy vọng rằng ông sẽ khoẻ lại như cũ, đặc biệt là ngày ông cảm thấy thèm ăn trở lại: "Đó là một buổi tối sau 1 tuần dài tôi không muốn ăn gì cả, Jean - vợ tôi đã làm cho tôi một bát súp, công thức của gia đình tôi, khi tôi nghe thấy mùi thơm đó, tôi thấy bừng tỉnh và muốn ăn, lần đầu tiên kể từ rất lâu rồi. Kể từ đó, chúng tôi gọi nó là món soup kỳ diệu".

Một lần nữa, Ronald lấy lại sức khoẻ của mình. Nhưng đến kỳ kiểm tra tiếp theo của ông vào tháng 3 năm 2009, một nốt sần mới được tìm thấy trong gan của ông, ông lại phải tiêm theo chỉ định của bác sỹ để làm giảm lưu lượng máu chảy đến tế bào ung thư gan. Ronald cũng phải điều trị bằng cách đốt sóng cao tần.

Nhưng ung thư vẫn phát triển. "Bác sỹ phát hiện ra một khối u ở giữa xương sườn số 7 và số 8 của tôi có kích thước bằng lá gan của tôi, vậy là tôi phải phẫu thuật cắt bỏ một nửa xương sườn số 7 và số 8 của mình". Ông chia sẻ: "Họ nói sau 6 tháng là tôi lại hoàn toàn bình thường, nhưng thực tế thì tình trạng tôi cải thiện rất chậm, và tôi phải cố lờ nó đi"

Rồi những lần kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần trở thành thói quen của Ronald. "Cái khối u đó cứ di chuyển suốt, vào tháng 9 năm 2010, tôi phải làm 1 xét nghiệm khác mà nhận ra khối ung thư đã quan trở lại ở thuỳ bên phải phổi của tôi" Ronald được xạ trị trong 3 tuần, may mắn là khối u đã được kiêm soát.

Lần điều trị ung thư tư của Ronald diễn ra vào tháng 7 năm 2012. Ông quyết định tiến hành một đợt xạ trị kéo dài hàng giờ để giải quyết những vấn đề dai dẳng ở ngực phải của mình. Trước khi bắt đầu, ông và các bác sỹ phải tập dượt trước để đảm bảo kết quả tốt nhất và không gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể. "Quan trọng nhất là phải phải bình tĩnh và đứng yên, vì tôi biết còn những người yêu thương tôi đang chờ, họ là động lực rất lớn của tôi"

Sau 4 lần đánh bại ung thư, cũng như 1 lần phẫu thuật nối mạch vành vào năm 2012, ông Ronald hiện đang là một tình nguyện viên tích cực, truyền đi năng lượng của mình đến với những người bệnh khác, giúp họ vượt quá khó khăn. "Suốt 9 năm qua, tôi là một tình nguyện viên của bệnh viên Roswell, nơi tôi đã chữa trị. Tôi hiểu những gì bệnh nhân trải qua, vì tôi hiểu một nụ cười có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn.

Gửi tới những người bị ung thư gan giống mình, ông nói: "Đừng bao giờ bỏ cuộc, vì sẽ luôn có những phương pháp điều trị mới để giúp bạn. Và quạn trong nhất, hãy nhớ luôn có những người yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ và ở bên bạn"

Hoàng Lân

Cùng chuyên mục
XEM