M&A Trung Quốc: Có tiền mua tiên cũng được

31/07/2016 21:23 PM | Kinh tế vĩ mô

Sự thèm khát tài sản nước ngoài của người Trung Quốc đã trở thành cơ hội vàng cho các doanh nghiệp trong nước nhờ khả năng cung cấp tài chính giá rẻ.

Tuy nhiên, tham vọng của các ngân hàng của Trung Quốc có thể sẽ bị chặn lại khi vươn ra quốc tế bởi Mỹ đang xem xét một số giao dịch quốc tế có dấu hiệu độc quyền.

Theo số liệu của Freeman Consulting Services, trong năm nay, Morgan Stanley dẫn đầu làn sóng những ngân hàng thu phí dịch vụ ngân hàng đầu tư (không tính tại Nhật Bản). Trong Top 10 còn có 5 ngân hàng của Trung Quốc.

Top 10 phí dịch vụ ngân hàng đầu tư tại châu Á từ đầu năm tới nay
Top 10 phí dịch vụ ngân hàng đầu tư tại châu Á từ đầu năm tới nay

Cho tới gần đây, hầu hết những ngân hàng của Trung Quốc đã hạn chế những hoạt động ở nước ngoài để bắt đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), tranh thủ sự tụt dốc của Phố Wall và các ngân hàng tại châu Âu. Thời gian này, các ngân hàng của Trung Quốc đang đóng góp không nhỏ vào sự bùng nổ các thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) tại quốc gia này.

Ví dụ như hãng hàng không HNA có trụ sở tại tỉnh Hải Nam đã thuê CICC tư vấn việc mua lại Ingram Micro với giá 6 triệu USD. Trước đó, HNA cũng đã thuê Morgan Stanley tư vấn việc mua lại công ty cho thuê máy bay Avolon Holdings vào tháng 9/2015. Công ty ChemChina đã thuê ít nhất 3 ngân hàng để giúp đỡ kế hoạch mua lại Syngenta với giá 43 tỷ USD.

Tuy nhiên, người Trung Quốc hiện nay vẫn coi các ngân hàng là những nguồn tài trợ tài chính chứ không phải là cố vấn cho các thương vụ M&A.

Ngân hàng lớn nhất Trung Quốc – ICBC – đã cung cấp một khoản vay để giúp Midea tiếp tục thương vụ mua lại nhà sản xuất robot Kuka (Đức). Tuy nhiên, Midea sau đó lại quay sang nhờ sự tư vấn của Morgan Stanley. Tương tự như vậy là vụ việc Anbang Insurance nhờ sự giúp đỡ tài chính của ngân hàng China Construction Bank khi họ bắt đầu để mắt tới Starwood Hotels nhưng sau đó lại nhờ sự tư vấn của PJT Partners (Mỹ) khi tiến tới thương thảo.

Các ngân hàng của Phố Wall có thể an tầm rằng họ vẫn sẽ được hưởng lợi từ những sự việc tương tự. IPO không còn là mảng nghiệp vụ béo bở cho các ngân hàng như cách đây 5 năm và phí từ những thương vụ M&A thì lại ngày càng tăng, khiến mảng nghiệp vụ M&A ngày càng trở nên quan trọng.

Tại khu vực châu Á, M&A trở thành một điểm sáng trong năm nay. Theo số liệu của Coalition, phí dịch vụ M&A đã tăng thêm khoảng 15-20%. Trong khi đó, phí dịch vụ ngân hàng đầu tư lại giảm một khoảng tương tự bởi việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu diễn ra chậm chạp.

Giá trị các thương vụ M&A của Trung Quốc tại nước ngoài trong vòng 10 năm qua.Đã thực hiện hoặc đang thực hiện (màu đỏ), bị hủy bỏ (màu xanh)
Giá trị các thương vụ M&A của Trung Quốc tại nước ngoài trong vòng 10 năm qua.Đã thực hiện hoặc đang thực hiện (màu đỏ), bị hủy bỏ (màu xanh)

Với các ngân hàng Trung Quốc, chỉ cần cứng nhắc trong vấn đề tiền bạc thôi là họ sẽ mất đi khả năng thành công dài hạn, đặc biệt là nếu những rào cản chính trị tiếp tục không được giải quyết giữa họ và Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ. Tối thiểu 21 tỷ USD từ các thương vụ M&A của Trung Quốc đã buộc phải hủy bỏ trong năm nay – con số cao nhất trong vòng 7 năm qua.

Cân nhắc những thách thức này, các công ty Trung Quốc đang hướng tới việc thực hiện các vụ M&A thông qua tư vấn từ các ngân hàng nước ngoài và tài chính từ các ngân hàng trong nước. Việc kết thúc triều đại của các ngân hàng Mỹ tại châu Á chưa bao giờ là dễ dàng và sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa để khu vực này thoát khỏi ảnh hưởng từ các ngân hàng quốc tế, đặt niềm tin hoàn toàn vào các ngân hàng địa phương.

Theo Thạch Thảo

Cùng chuyên mục
XEM