Lý giải động thái kỳ lạ của Warren Buffett: Khoản đầu tư 'khủng' nhất trong năm nay là mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway

16/11/2020 16:40 PM | Kinh doanh

Động thái này trái ngược với hướng đi trong suốt cả thập kỷ của Warren Buffett, khi ông đã không mua cổ phiếu quỹ trong nhiều năm. Các nhà phân tích cho rằng, một lý do chính khiến Buffett thực hiện thương vụ như vậy là do các thương vụ mua lại lớn ngày càng có nhiều người chú ý hơn.

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã âm thầm đặt cược một khoản tiền rất lớn vào tập đoàn nổi tiếng với hàng nghìn nhân viên trên khắp thế giới, đó là Berkshire Hathaway.

Trong khi Warren Buffett phải đối mặt với áp lực rất lớn vì phải sử dụng khối tiền mặt 150 tỷ USD để mua cổ phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của một công ty, thì ông dường như lại thực hiện rất ít thương vụ mua lại. Một trong số những thương vụ ông đã thực hiện là Berkshire mua lại tập đoàn năng lượng Dominion Energy và đầu tư 6 tỷ USD vào 5 công ty thương mại Nhật Bản.

Ngoài ra, Berkshire cũng rót 250 triệu USD vào đợt IPO của công ty dịch vụ lưu trữ dữ liệu Snowflake. Tuy nhiên, không có khoản đầu tư nào trong năm 2020 đạt đến quy mô "con voi" – một từ thường được Buffett sử dụng để nói về một thương vụ đầu tư lớn, liên quan đến quy mô của tập đoàn và khoản tiền mặt được chi.

Trên thực tế, thương vụ mua lại lớn nhất mà công ty của vị tỷ phú đã thực hiện chính là mua cổ phiếu quỹ. Berkshire đã mua 9 tỷ USD cổ phiếu quỹ trong quý III vừa qua, nâng tổng số tiền chi cho hoạt động này trong 3 quý của năm 2020 lên tới 15,7 tỷ USD. Số tiền này cho thấy rằng cổ phiếu của Berkshire hiện là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Berkshire.

Lý giải động thái kỳ lạ của Warren Buffett: Khoản đầu tư khủng nhất trong năm nay là mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway - Ảnh 1.

Diễn biến của cổ phiếu Berkshire so với S&P 500 trong năm vừa qua.

Động thái này trái ngược với hướng đi trong suốt cả thập kỷ của Warren Buffett, khi ông đã không mua cổ phiếu quỹ trong nhiều năm. Các nhà phân tích cho rằng, một lý do chính khiến Buffett thực hiện thương vụ như vậy là do các thương vụ mua lại lớn ngày càng có nhiều người chú ý hơn.

Đối với một tập đoàn với quy mô và chiều sâu của Berkshire, sở hữu những doanh nghiệp như các tập đoàn đường sắt, công ty bảo hiểm, nội thất, bán lẻ đồ trang sức, thì ngày càng có ít công ty đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Buffett.

Whitney Tilson – nhà sáng lập và CEO của Empire Financial Research, cho hay: "Berkshire Hathaway đã đạt đến quy mô và sự phát triển đến mức họ không còn là một công ty tăng trưởng nữa. Họ là một công ty mang lại khoản lợi nhuận cực kỳ lớn. Theo tôi, để tạo nên sự thay đổi lớn, ông ấy cần đưa ra quyết định đầu tư vào nơi đang phân bổ, với khoảng 10 tỷ USD trở lên."

Ngay cả sau khi đã chi hàng tỷ USD, tổng số tiền mặt với trái phiếu mà Berkshire đang nắm giữ là 145,7 tỷ USD, tính đến cuối tháng 9. Bản thân Warren Buffett cũng không mong đợi việc sở hữu khoản tiền mặt lớn đến vậy ở thời điểm này. Tại cuộc họp thường niên năm 2017, ông nói: "Tôi không muốn quay lại khoảng 3 năm trước đây, nói rằng chúng tôi nắm giữ khoảng 150 tỷ USD tiền mặt và chúng tôi nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì đó thực sự tuyệt vời."

Ông nói thêm: "Tôi sẽ nói rằng lịch sử đứng về phía chúng tôi, nhưng sẽ vui hơn khi cơ hội đến." Tuy nhiên, khi có nhiều thương vụ tưởng chừng hấp dẫn, thì mức giá đó vẫn không phù hợp với tiêu chí của Buffett.

Stephen Biggar – giám đốc bộ phận nghiên cứu các định chế tài chính tại Argus Research, cho rằng việc mua cổ phiếu quỹ là lựa chọn sử dụng tiền mặt cuối cùng của Buffett sau khi tái đầu tư vào Berkshire và mua lại các công ty khác. Trong khi đó, vị tỷ phú cũng tránh những thương vụ mua cổ phiếu quỹ ở những năm gần đây. Biggar cho hay: "Nhưng đúng là ông ấy cũng không nhận thấy bất kỳ một thương vụ mua lại lớn và tiềm năng nào."

Điều ngạc nhiên đối với một số nhà đầu tư là Buffett đã không thực hiện bất kỳ thương vụ nào trong đợt bán tháo của thị trường hồi tháng 3. Trong khi đó, vào đầu cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông đã rót hơn 15 tỷ USD vào các công ty blue-chip như Goldman Sachs và General Electric, khi các doanh nghiệp nợ nần rất nhiều. Dẫu vậy, lần này, các biện pháp can thiệp thị trường của Fed đã giúp ổn định tình hình nhanh hơn, khiến kế hoạch của Buffett bị cản trở.

Tilson cho biết: "Fed đã nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Berkshire." Ông nói thêm rằng các điều khoản đối với nợ của Fed cũng thuận lợi hơn nhiều so với những gì Buffett đưa ra hồi năm 2008.

Lawrence Cunningham – giáo sư ngành luật tại Đại học George Washington, nhận định rằng việc mua cổ phiếu là để loại bỏ những nhà đầu tư sẵn sàng bán ra. Theo Cunningham, Buffett đã duy trì văn hóa đối với những cổ đông kiên nhẫn – những người đã nắm giữ cổ phần Berkshire trong nhiều thập kỷ.

Vị giáo sư nói thêm, việc phá vỡ văn hóa nhà đầu tư có thể tạo ra sự gián đoạn sau khi Buffett rời khỏi Berkshire. Cunnigham cho hay: "Điều đó sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà hoạt động kêu gọi thúc đẩy sự tan rã của Berkshire. Nếu làm tất cả những điều đó, Berkshire sẽ mất đi sự riêng biệt."

Nhờ việc mua cổ phiếu quỹ trước các nhà đầu tư ngắn hạn, Buffett đang thực sự thu hẹp quy mô nhóm nhà đầu tư của công ty xuống các nhà đầu tư dài hạn. Cunningham cho biết: "Đây là một điều rất tích cực đối với một Berkshire hậu Buffett. Họ sẽ duy trì được chất lượng của nhóm cổ đông."

Lục Lam

Cùng chuyên mục
XEM