Lưu Bị trước khi mất nói: người này không chết, Thục Hán tất diệt vong, Gia Cát Lượng không nghe, cuối cùng linh nghiệm thật

23/10/2019 15:15 PM | Sống

Trước khi lâm chung, Lưu Bị từng dặn dò Gia Cát Lượng tuyệt đối không được để một người đắc thế, nếu không Thục Hán sẽ rơi vào con đường diệt vong, rốt cuộc là tại sao?

Nhắc đến chuyện thời Tam Quốc mà không nhắc đến Lưu Bị thì quả là một thiếu sót. Từ một nhân vật tầm thường không tiếng tăm, từng bước một trở thành thân phận đế vương, quá trình đi lên từ hai bàn tay trắng của Lưu Bị có thể nói là rất đặc sắc và thần kỳ. Bản thân Lưu Bị là người có thể nhìn thấu được nhiều chuyện, cũng nhìn thấu được nhiều người, đây cũng là một trong những lý do vì sao ông có thể trở thành hoàng đế.

Bởi ông biết phát hiện nhân tài, đồng thời biết cách bồi dưỡng, giữ chân người tài nên mới có được một đoàn đội tài giỏi tới vậy. Tuy nhiên, Lưu Bị cũng có lúc nhìn nhầm người, đó là lúc thu nhận Mã Tắc làm bộ hạ. Trước khi lâm chung, Lưu Bị từng dặn dò Gia Cát Lượng tuyệt đối không được để cho Mã tắc đắc thế, nếu không Thục Hán sẽ rơi vào con đường diệt vong, rốt cuộc là tại sao?

Lưu Bị trước khi mất nói: người này không chết, Thục Hán tất diệt vong, Gia Cát Lượng không nghe, cuối cùng linh nghiệm thật - Ảnh 1.

Tạo hình Mã Tắc trên màn ảnh nhỏ

Đầu tiên, Mã Tắc khi ở dưới trướng của Lưu Bị không hề được trọng dụng, không phải vì ông không có một chút bản lĩnh nào mà là bởi Lưu Bị đã nghĩ đến một vấn đề sâu xa hơn, đó là sự ràng buộc, cái mà bậc đế vương như Lưu Bị đề phòng chính là sự cân bằng. Bởi lẽ khi đó, anh trai của Mã Tắc là Mã Lương đang nắm trong tay đại quyền điều khiển quân đội của Lưu Bị, nếu còn trọng dụng Mã Tắc vậy thì phần lớn quyền quân sự đều rơi vào tay hai anh em họ, Lưu Bị há chẳng phải ít nhiều sẽ bị đe dọa ư! Đây là một trong những nguyên nhân mà Mã Tắc không được trọng dụng.

Nguyên nhân thứ hai, Lưu Bị không trọng dụng Mã Tắc, nhưng cũng không để cho nhân vật này nhàn rỗi, còn trao cho ông chức quan có danh mà không có thực. Khi đó, Thục Hán quả thực chiến tranh liên miên, mỗi khi có chiến tranh, Mã Tắc đều xin xuất trận, nhưng Lưu Bị lần nào cũng từ chối, bởi vì cảm thấy người này quá tính toán chi li, không làm nên được việc lớn.

Sau này khi gần đất xa trời, trong di ngôn để lại cho Gia Cát Lượng, Lưu Bị có nhắc đến Mã Tắc, nói người này không thể trọng dụng, nếu trọng dụng cũng nhất định không được khinh suất, phải quan sát và suy xét thật cẩn thận. Gia Cát Lượng biết ý tứ của Lưu Bị, nhưng sau đó, vì tình nghĩa sâu đậm với Mã Tắc mà Gia Cát Lượng quên hết lời của Lưu Bị, vô cùng trọng dụng Mã Tắc, cho Mã Tắc đi trấn thủ Nhai Đình.

Lưu Bị trước khi mất nói: người này không chết, Thục Hán tất diệt vong, Gia Cát Lượng không nghe, cuối cùng linh nghiệm thật - Ảnh 2.

Tạo hình Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ

Thực ra Gia Cát Lượng cũng là bất đắc dĩ, bởi lẽ khi đó Thục Hán quả thực không có người có thể dùng được nữa, nhưng đáng tiếc là Mã Tắc đã khiến Gia Cát Lượng thất vọng, bởi chỉ có kinh nghiệm trên sách vở, chưa từng được đi thực tập nên Mã Tắc không những không có biểu hiện gì đáng kể mà còn dẫn đến thất bại đáng tiếc.

Sau này, vì nhiều chuyện xảy ra liên tiếp mà Thục Hán trở thành nước đoản mệnh nhất trong ba nhà nước lúc bấy giờ. Lời nói của Lưu Bị cũng đã linh nghiệm, nếu không có thất bại của trận Nhai Đình, có lẽ đã không dẫn đến đại họa như vậy.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM