Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn

01/05/2022 16:10 PM | Sống

Trẻ hay thích ăn một mình, thích lựa đồ ngon để ăn,... hóa ra lại là những thói quen không tốt để con phát triển trí tuệ cảm xúc và khả năng xây dựng mối quan hệ sau này.

Đừng chỉ chăm chăm vào tăng IQ, cha mẹ còn cần để ý tới EQ của con mình

Chỉ số EQ (chỉ số thông minh cảm xúc) là một loại chỉ số thể hiện sự bền bỉ, khả năng chịu đựng của một người trong quá trình học tập và làm việc.

Các nhà nghiên cứu xác định, trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh: khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng quản lý cảm xúc của chính mình, khả năng chịu đựng thất bại, khả năng hiểu được cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn - Ảnh 1.

Đại học Harvard kết luận, khả năng thành công trong cuộc đời của một người có 20% phụ thuộc vào chỉ số IQ, trong khi EQ (trí tuệ cảm xúc) chiếm 80%. Không ít trường hợp trẻ có năng lực rất tốt, chỉ số IQ cũng rất cao nhưng bé lại không có được sự hỗ trợ và nâng đỡ về mặt cảm xúc, cũng như không được rèn luyện về mặt tinh thần nên đã dẫn đến nhiều vấn đề như: rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu hoặc thậm chí là trầm cảm.

Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ (chỉ số thông minh). Trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại...

Cách ứng xử trên bàn ăn cũng là một yếu tố để cha mẹ có thể quan sát và rèn luyện giúp con có EQ cao hơn. Giáo sư Li Meijin, nhà tâm lý học nổi tiếng ở Trung Quốc đã tham gia nghiên cứu tâm lý vị thành niên nhiều năm liền cho biết, hầu hết những đứa trẻ có 3 hành vi này khi ăn thì lớn lên rất khó để đạt được thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống cũng thường khó có thể khẳng định

1. Trẻ ăn trước khi mọi người bắt đầu, chọn đồ ngon ăn trước, thích chiếm thức ăn

Có nhiều đứa trẻ không quan tâm tới mọi người chung quanh, người lớn chỉ mới vừa dọn mâm bát, đồ ăn lên là đã lao tới, gắp luôn đồ để ăn, trong khi chưa có ai kịp ngồi xuống. Một số trẻ còn chiếm những món ăn yêu thích về phía mình để ngăn người khác chạm vào.

Trong khi ăn, ba mẹ thậm chí còn khuyến khích con ăn nhiều, ăn nhanh, để dành cho con những miếng ăn ngon nhất. Trẻ con từ đó học theo mà kén cá chọn canh, không chịu nhường nhịn người khác mà luôn tranh giành ích kỷ.

Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn - Ảnh 2.

Sau này khi lớn lên, một người mà cứ thấy có lợi thì lao vào, không có lợi thì lảng tránh chỉ khiến cho mọi người cảm thấy chán ghét và thiếu tôn trọng. Trong một tập thể, những kẻ ích kỷ dần dà sẽ bị mọi người xa lánh, sống không có bạn bè, sự nghiệp cũng khó có đường thăng tiến. Do đó, mặc dù không nên bắt bé luôn phải chia sẻ khi con không muốn nhưng ba mẹ cần để cho bé có cơ hội được giao tiếp thoải mái, được lắng nghe, được đồng cảm thấu hiểu với người xung quanh, để dần dần con sẽ biết cách hành xử đúng đắn với mọi người.

2. Trẻ được cha mẹ chăm sóc, phục vụ trong suốt bữa ăn

Nhiều đứa trẻ tuy đã lớn nhưng vẫn được bố mẹ chăm sóc, phục vụ tận miệng như: dọn mâm bát, xới cơm, thậm chí đút cơm hộ vì nghĩ làm vậy cho đỡ tốn thời gian, khi con lớn lên sẽ tự khắc biết xúc ăn. Trong khi đó, trẻ chỉ việc chờ mẹ đút cơm còn mình thì ngồi chăm chăm xem tivi hoặc điện thoại.

Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn - Ảnh 3.

Thói quen này cho thấy trẻ đang ỷ lại vào sự chăm sóc của bố mẹ. Nếu không sớm thay đổi, trẻ khó học được cách sống tự lập. Khi trưởng thành và phải sống một mình, trẻ sẽ bị choáng ngợp và không thể tự chăm sóc bản thân. Một lí do khác của thói quen xấu này cũng là vì cha mẹ hay đặt ra những yêu cầu quá khắt khe cho con, ví dụ như: phải ăn thật sạch sẽ không được rơi rớt, phải ăn một số lượng lớn thức ăn quá khả năng của con, phải ăn nhanh,... Điều này khiến con nản chí và không còn coi ăn uống là nhu cầu thiết yếu của mình nữa.

Nếu thói quen này vẫn giữ đó, nó sẽ không chỉ dừng lại ở bàn ăn mà còn kéo theo những hành vi tương tự trong các mặt khác của cuộc sống con nữa. Trong khi đó, sau này trong công việc, chỉ những ai có khả năng tự chủ tốt, biết cách ứng xử khéo léo thì mới tự tạo cho mình nhiều cơ hội và được mọi người quý mến.

3. Thích ăn một mình

Rất nhiều ba mẹ nghĩ rằng con thích ăn một mình thể hiện sự độc lập, tự tin, suy nghĩ phá cách. Vì vậy, khi trẻ thể hiện rằng trẻ thích đi ăn một mình ở nơi công cộng, trông trẻ rất trưởng thành.

Tuy nhiên, việc trẻ thường xuyên ngồi mình một mình cho thấy khả năng giao tiếp, liên kết của trẻ với mọi người còn kém. Bởi học cách hòa đồng, biết xây dựng mối quan hệ với người khác trong cộng đồng là một trong những kĩ năng rất quan trọng để trẻ có thể thể hiện được bản thân mình cho người khác hiểu, cũng như hiểu được, học được từ người khác hơn.

Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn - Ảnh 4.

Khi thích ăn một mình, điều này thể hiện khi ở trường, trẻ cũng khó hòa đồng với các bạn cùng lớp và thường cô đơn một mình. Sự phát triển và trí tuệ cảm xúc của trẻ không thể tách rời khỏi những mối quan hệ xung quanh nên cha mẹ cần trò chuyện với trẻ để tìm hiểu lí do cho việc con không muốn ăn cùng người khác. Có thể con bạn đã gặp phải vấn đề lớn trong một thời gian dài thì mới gây ra thói quen này.

4. Gây ồn ào trên bàn ăn

Trẻ còn nhỏ sẽ không thể ngồi nghiêm túc ăn uống như người lớn. Nhưng có những đứa trẻ đã 3 - 4 tuổi, dù là ăn ở nhà hay ở nhà hàng, trẻ vẫn duy trì thói quen ăn uống vừa ăn vừa chạy nhảy, gây ồn ào, la hét, thiếu nghiêm túc khi ăn; trong khi ăn thì lấy thìa đũa chọc ngoáy, nghịch ngợm món ăn và bát đĩa theo ý muốn...

Những biểu hiện này cho thấy trẻ có cảm giác khó chịu trong lòng, không thích ăn uống, cũng không ý thức được việc khi ăn cần lịch sự và tôn trọng người khác. Những hành vi này phơi bày chỉ số EQ thấp của trẻ. Trong tương lai, những đứa trẻ có thói quen xấu như vậy tiếp tục ảnh hưởng không tốt đến người khác. Chúng sẽ tiếp tục duy trì thói quen thiếu tôn trọng người khác.

Vì vậy, cha mẹ nên ngăn chặn những thói quen xấu kể trên của con kịp thời. Chỉ có cách liên tục nhắc nhở, sửa chữa thì trẻ mới cải thiện được chỉ số EQ trong tương lai.

Lúc ngồi ăn cơm, con trẻ có 4 HÀNH VI xấu này thì mai sau khó lòng thành công: Cha mẹ cần uốn nắn ngay trước khi con lớn - Ảnh 5.

Cha mẹ luôn nhớ, hãy đặt ra các quy tắc cần tuân thủ trong giờ ăn cho riêng con của mình để con được phát triển toàn diện trong tương lai. Mỗi đứa trẻ sẽ có một bộ quy tắc riêng phù hợp với tính cách của chúng chứ không phải nhất thiết cha mẹ cần phải nghe theo quy tắc nào có sẵn hoặc của người khác áp dụng. Quan trọng là, cha mẹ hãy dành thời gian để hiểu cảm xúc của con, đồng hành với con vì mỗi hành động con làm đều có nguyên nhân từ những sự việc mà bé trải qua, quan sát lâu ngày và làm theo.

Thu Ngân

Cùng chuyên mục
XEM