Lời tiên tri "tiếng rên xiết kéo dài" của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài linh nghiệm với chính Thế Giới Di Động, còn các đối thủ đang ra sao?

25/12/2023 16:43 PM | Kinh doanh

"Liều thuốc" giảm giá kích cầu vẫn chưa giúp Thế Giới Di Động thoát khỏi cơn "ốm sốt" của nền kinh tế và ngành bán lẻ, khiến lời cảnh báo rên xiết của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài trở nên linh nghiệm với chính doanh nghiệp của mình.

Trong báo cáo hoạt động kinh doanh thánh 11/2023 vừa được Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) công bố, ông lớn bán lẻ này cho biết đã đóng gần 150 cửa hàng Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và TopZone trong tháng 10-11 (so với cuối quý III/2023). Bên cạnh đó, công ty có kế hoạch tiếp tục đóng thêm các cửa hàng kém hiệu quả vào về doanh thu và lợi nhuận trong tháng 12. Lũy kế 11 tháng năm 2023, tổng doanh thu của hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đạt 76,7 nghìn tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu kênh online cũng giảm 12% so với cùng kỳ, còn 14,7 nghìn tỷ đồng. 

Từ tháng 4/2023, MWG đã bắt đầu khơi mào cho cuộc chiến giá trong ngành bán lẻ điện tử, điện lạnh với chiến dịch "Giá rẻ quá". Công ty tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng chênh lệch giá và sẽ không để cho điều này trở thành điểm lợi dụng của đối thủ.

Thậm chí, ông Nguyễn Đức Tài còn cảnh báo các đối thủ bán đồ Apple: "Với vai trò nhà đầu tư, nếu các bạn cũng đầu tư vào các đối thủ cạnh tranh, các bạn sẽ nghe thấy tiếng rên xiết trong thời gian sắp tới, và nó sẽ kéo dài chứ không phải ngắn hạn đâu. Các bạn chuẩn bị cho tinh thần đó đi".

Thế Giới Di Động đóng cửa 150 shop trong 2 tháng, đi ngược hoàn toàn với dự báo của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài hồi tháng 4 - Ảnh 2.

Bẳng việc chạy đua giảm giá nhiều mặt hàng, MWG đã khá thành công trong việc gia tăng thị phần ít nhất 5%, tính đến tháng 8/2023. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 cũng diễn ra vào tháng 4, cả ông Đoàn Văn Hiểu Em và Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đều từng tỏ ra khá lạc quan khi nhận định thị trường sẽ phục hồi vào quý III, IV năm nay.

Tuy nhiên, tình hình thực tế dường như đi ngược với những dự báo này. "Liều thuốc" giảm giá kích cầu vẫn chưa giúp MWG thoát khỏi cơn "ốm sốt" của nền kinh tế và ngành bán lẻ, khiến lời cảnh báo "tiếng rên xiết kéo dài" của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài trở nên linh nghiệm với chính doanh nghiệp của mình.

Trong khi MWG đóng 150 cửa hàng và con số dự kiến lên tới 200 vào cuối năm nay, các đồng nghiệp cùng ngành đang ra sao?

FPT Shop thuộc hệ sinh thái FPT Retail cũng đã âm thầm đóng cửa một số chi nhánh. Theo báo cáo thường niên, FPT Shop mở mới 139 cửa hàng, nâng quy mô lên mức 786 cửa hàng đến cuối năm 2022. Trong đó, F.Studio – chuỗi cửa hàng chuyên bán đồ Apple có 27 chi nhánh. Kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, quy mô chuỗi FPT Shop tăng lên 791 cửa hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo thông tin trên website, hệ thống có 758 cửa hàng trên toàn quốc, tức giảm 28 địa điểm so với cuối năm 2022 và 33 cửa hàng so với thời điểm cuối quý III/2023. 

Lời tiên tri "tiếng rên xiết kéo dài" của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài linh nghiệm với chính Thế Giới Di Động, còn các đối thủ đang ra sao? - Ảnh 1.

Đồng thời, chuỗi này cũng đối mặt với tình trạng sụt giảm doanh thu. Sau 9 tháng đầu năm 2023, FPT Shop ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 12,222 nghìn tỷ, giảm 20% so với cùng kỳ.

Bản thân có tham gia vào cuộc chiến giảm giá nhưng ông Ngô Quốc Bảo - Giám đốc cấp cao khách hàng doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng FPT Retail cũng thẳng thắn thừa nhận, điều này có thể có lợi cho người tiêu dùng trong ngắn hạn nhưng về dài hạn, đây là cuộc chiến Lose - Lose (cùng thua).

"Trong kinh doanh, giá cả là yếu tố rất quan trọng. Người tiêu dùng luôn mong muốn một mức giá tốt, hợp lý nên FPT Retail đương nhiên cũng phải có những chính sách giá rất linh động và cạnh tranh để tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, cuộc chiến giá không bền vững.

Tại sao? Khi một doanh nghiệp cố gắng giảm giá, triệt hạ các đối thủ thì có thể người tiêu dùng sẽ có lợi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, càng giảm giá sâu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khi đó, những khoản đầu tư, tái đầu tư cho dịch vụ trước - trong - sau bán hàng sẽ bị ảnh hưởng, người tiêu dùng sẽ thiệt về đường dài. Một thiệt hại thứ hai mà ít người nghĩ đến, giả sử có một doanh nghiệp triệt hạ các đối thủ thành công thì sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, người tiêu dùng lại thiệt hại. Khi người tiêu dùng bị ảnh hưởng, công ty không có lợi nhuận, các nhà đầu tư cũng chịu thiệt hại", ông Bảo nói.

Ngược chiều với FPT Shop và MWG, một nhà nhà bán lẻ điện tử khá lớn khác là CellphoneS, đã chạm mốc 100 cửa hàng vào cuối tháng 10/2022. Đến thời điểm hiện tại, con số này là 112. Trong khi đó, Di Động Việt - chuỗi cửa hàng từng có tuyên bố mạnh mẽ "Rẻ hơn các loại rẻ", ghi nhận quy mô giảm nhẹ từ hơn 60 cửa hàng vào giữa năm 2023 còn 57 cửa hàng.

Hoàng Thùy

Cùng chuyên mục
XEM