Lợi ích tuyệt vời khi chuyển lên "mây" của các startup mới

25/05/2017 13:30 PM | Công nghệ

Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, những startup cần tận dụng mọi nguồn lực và lợi thế của công nghệ.

Phong trào khởi nghiệp đang lên cao trong vài năm trở lại đây. Ở thời kỳ đầu của khởi nghiệp, những người trẻ thường gặp rất nhiều khó khăn về mặt công nghệ, quản trị. Do vậy, lựa chọn nền tảng công nghệ đúng đắn có thể là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp vượt qua được những rào cản ban đầu.

Điện toán đám mây hiện đã trở thành xu hướng công nghệ hàng đầu. Khoảng 10 năm qua, hầu hết các công ty lớn và đại gia về công nghệ đều đã ứng dụng hoặc cung cấp điện toán đám mây. Tuy nhiên không chỉ với những doanh nghiệp lớn, điện toán đám mây còn đem lại rất nhiều lợi ích cho những doanh nghiệp nhỏ, startup.

Sử dụng điện toán đám mây, nói một cách nào đó, cũng giống như bạn đang “đứng trên vai người khổng lồ”. Những trung tâm dữ liệu lớn được các tập đoàn xây dựng có tài nguyên và năng lực tính toán mà các máy chủ đơn lẻ không thể so sánh được. Tuy nhiên, việc dựa vào người khổng lồ lại đem tới một lợi ích rõ rệt là giúp startup tiết kiệm chi phí.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp đều phải nghĩ đến chuyện “sống sót” cho đến khi “hòa vốn”, do vậy nguồn lực để đầu tư vào nền tảng là rất hạn chế, nhưng đồng thời cũng không thể bỏ qua yếu tố này. Công nghệ điện toán đám mây cung cấp nền tảng với tài nguyên vô tận, những gói dịch vụ linh hoạt giúp cho startup có thể đầu tư một cách đúng đắn.

Sự linh hoạt của nền tảng đám mây là tính chất rất quan trọng. Thực tế là các startup sẽ khó tính toán được nhu cầu về phần cứng trong quá trình chạy dịch vụ. Nếu như trải qua một đợt growth hack thành công, nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn sẽ nhanh chóng bùng nổ, và hệ thống yếu đuối, không đáp ứng nổi nhu cầu chính là thứ bạn sợ hãi nhất. Với nguồn tài nguyên vô hạn của máy chủ đám mây, bạn có thể điều chỉnh tài nguyên theo nhu cầu dựa trên thời gian thực.

Một ví dụ điển hình của lợi ích này là Netflix. Có những thời điểm lưu lượng truy cập của Netflix tăng lên tới 150%, và nếu như không có nền tảng vững chắc từ dịch vụ đám mây AWS thì Netflix đã không thể đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, qua đó phát triển như hiện nay.

Điện toán đám mây cũng giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được nhân lực do có thể dễ dàng quản lý hệ thống, nền tảng qua web. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cung cấp kèm cả dịch vụ hỗ trợ quản lý hệ thống, đây là lợi ích không nhỏ đối với những doanh nghiệp chưa có nhân sự “cứng” về hệ thống.

Độ ổn định của máy chủ đám mây là vượt trội so với máy chủ truyền thống. Những nhà cung cấp lớn như CMC Telecom có thể đảm bảo thời gian hoạt động (uptime) tới 99,99%. Máy chủ CMC Cloud được đặt tại Hà Nội hoặc TP. HCM, đảm bảo đường truyền tốc độ cao tới 10GB giúp hệ thống vận hành ổn định nhất. Những mối lo ngại về bảo mật cũng sẽ giảm hẳn, vì các dịch vụ máy chủ đám mây đều được trang bị tường lửa chống được những đợt tấn công quy mô.

Với những startup muốn “đánh” thị trường nước ngoài, ngoài những yếu tố trên thì việc lựa chọn dịch vụ hỗ trợ tốt nhất ở các nước khác cũng rất quan trọng. CMC Cloud hiện đang triển khai một loạt trung tâm dữ liệu tại Châu Á như Malaysia, Thailand, Indonesia, Hongkong và tiến tới khai thác tại Singapore, Nhật bản và các nước châu Úc nhằm cung cấp một nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt muốn ra biển lớn.

Nhận thấy được nhu cầu của các startup, CMC Telecom đã luôn đồng hành cùng giới khởi nghiệp Việt Nam từ những ngày đầu. Sử dụng nền tảng CMC Cloud, với mức giá chỉ từ 300.000 đồng/tháng, CMC Cloud là “đôi vai” phù hợp nhất để những startup đứng lên và phát triển.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM