Lộ diện nhóm khách hàng chi cực nhiều tiền cho việc du lịch dù khả năng làm ra tài chính đã "đến hạn"

25/07/2023 15:59 PM | Sống

Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa cả nước là 3,429 triệu đồng năm 2019 lên mức 3,494 triệu đồng trong năm 2020.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đây là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác và ở đó trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ dưỡng, báo chí hội nghị, học tập, thăm thân, chữa bệnh hay các mục đích khác ngoài việc lao động kiếm sống ở nơi đến.

Du khách trong nước thường đi du lịch dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, phổ biến là những chuyến ngắn từ 2-3 ngày và đang có xu hướng kéo dài thời gian du lịch. Số lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh đã góp phần tăng doanh thu cho các cơ sở lưu trú và lữ hành.

Theo khảo sát của Tổng Cục Du lịch về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch của khách nội địa giai đoạn phục hồi (năm 2022), yếu tố được du khách quan tâm nhiều nhất là chất lượng dịch vụ (57,6%), tiếp đến là những thách thức được tìm hiểu, khám phá (57,1%), giá cả (55,5%) và an toàn dịch bệnh (42%).

Về chi tiêu, du khách nội địa chi tiêu cho toàn chuyến ở mức trung bình. Khi đặt mua sản phẩm du lịch, họ quan tâm nhiều đến chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi trực tiếp vào giá.

Lộ diện nhóm khách hàng chi cực nhiều tiền cho việc du lịch dù khả năng làm ra tài chính đã "đến hạn" - Ảnh 1.

Hình minh họa


Mới đây, Niêm Giám thống kê 2022, có riêng bảng phân tích về chi tiêu bình quân của một lượt khách du lịch nội địa trong gian đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, mức chi tiêu bình quân khách hàng chi cho việc lưu trú tại khách sạn 1 sao, khách sạn chưa xếp sao, nhà nghỉ - nhà khách, biệt thự kinh doanh du lịch, làng du lịch và loại hình cư trú khác đều có xu hướng tăng nhẹ. Trong nhóm đó, tăng mạnh nhất là loại hình cư trú làng du lịch, từ mức 2,43 triệu đồng lên 3,3 triệu đồng. Loại hình cư trú khác, tăng 25% từ mức 2,26 triệu đồng lên 2,87 triệu đồng.

Các loại hình cư trú còn lại đều có mức chi tiêu bình quân của khách du lịch giảm. Giảm mạnh nhất là loại hình căn hộ du lịch. Từ mức chi tiêu 8,76 triệu đồng đã giảm xuống còn 3,7 triệu đồng. Tiếp theo là khách sạn 5 sao giảm 26%, từ 8,2 triệu đồng xuống còn 6,1 triệu đồng.

Lộ diện nhóm khách hàng chi cực nhiều tiền cho việc du lịch dù khả năng làm ra tài chính đã "đến hạn" - Ảnh 2.

Nguồn: Niên Giám thống kê 2022


Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch nội địa cả nước là 3,429 triệu đồng năm 2019 lên mức 3,494 triệu đồng trong năm 2020.

Mức chi tiêu theo giới tính trong giai đoạn 2019 - 2020 đều tăng. Giới tính nam tăng từ 3,4 triệu đồng lên 3.41 triệu đồng. Trong khi đó, giới nữ tăng nhỉnh hơn, từ 3,455 triệu đồng lên 3,566 triệu đồng.

Phân theo nhóm tuổi, du khách tại tất cả các nhóm tuổi đều có xu hướng tăng chi tiêu. "Mạnh tay" nhất là nhóm khách du lịch trên 64 tuổi. Nhóm khách này chi tiêu trung bình từ 3,775 triệu đồng lên mức 4,066 triệu đồng. Kế theo đó là nhóm khác từ 55 - 64 tuổi, chi từ 3,91 triệu đồng (2019) lên 3,929 triệu đồng (2020).

Như vậy có thể thấy, nhóm khách du lịch từ 55 tuổi trở lên là nhóm khách hàng chi tiền nhiều nhất khi đi du lịch dù nhóm khách hàng này đa phần là những người đã lớn tuổi, đã ngừng lao động và hưởng chế độ lương hưu từ các cơ quan, tổ chức.

Điều này khá trùng khớp với thống kê do Tổng Cục Thống kê công bố khi phân loại chi tiêu bình quân của khách hàng theo nhóm nghề nghiệp.

Cụ thể, nhóm hưu trí đứng ở đầu bảng khi chi tiêu bình quân đạt 4,352 triệu đồng, tăng nhẹ so với mức 4,26 triệu đồng năm 2019. Tiếp đến là nhóm thương gia tiêu bình quân 4,341 triệu đồng. các vị trí tiếp theo là kiến trúc sư 3,896 triệu đồng, công nhân 3,167 triệu đồng, nhà báo 3,512 triệu đồng. Đứng cuối trong bảng xếp hạng của Tổng Cục Thống kê là nhóm khách nông dân với 2,948 triệu đồng.

Theo Pha Lê

Cùng chuyên mục
XEM