Hình ảnh đáng sợ về những nguồn nước 'chết' ở Trung Quốc

03/04/2013 13:44 PM | Sống

Nếu bạn nghĩ không khí ở Trung Quốc bị ô nhiễm, thì hãy nhìn vào nguồn nước nữa!

Khói mù độc hại xuất hiện liên tục trong không khí ở thủ đô Bắc Kinh hồi đầu năm nay đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ truyền thông quốc tế. 

Hiện tượng đó không chỉ cho thấy dấu hiệu tăng trưởng kinh tế quá nóng của Trung Quốc, mà còn là kết quả đáng lo ngại sự ô nhiễm báo động đang đe dọa môi trường sống của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Vô số con sông và hồ nước ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm bởi các nhà máy gần đó, và thậm chí, ý thức kém của cư dân địa phương cũng bán đứng môi trường của chính họ.

Tháng 3 này, người Thượng Hải chứng kiến hơn 2.200 con lợn chết trôi nổi trên sông Thượng Hải. Con sông này đóng vai trò là nguồn nước chính của một thành phố hiện đại với hơn 23 triệu dân.

Nguồn nước bị ô nhiễm có liên quan mật thiết đến sự gia tăng của các "Làng ung thư" hoặc các khu vực có tỷ lệ ung thư cao bởi bộ phận cộng đồng dân cư sinh sống dọc theo các tuyến sông hồ nhiễm độc.

Sự thất bại của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường không phải do hạn chế về kỹ thuật hay tài chính, mà nguyên nhân chính là sự thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền.

Công chúng phẫn nộ, được hỗ trợ nhờ sức mạnh truyền thông xã hội, đã bắt đầu đẩy chính quyền phải bắt tay vào hành động.

Tuần trước, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc đã công bố kế hoạch của đất nước, sẽ chi 16 tỷ USD trong vòng 3 năm tới để đối phó với vấn nạn ô nhiễm ở Bắc Kinh.

Lượng tiền này chỉ là khởi đầu cho công cuộc nỗ lực dọn dẹp quy mô lớn và cần thiết ở một quốc gia mà các sông chuyển màu, xanh bởi tảo, đỏ vì nước thải hay đen ngòm, dày đặc rác rưởi và cá chết.

Hơn 2.200 con lợn chết đã được tìm thấy trên sông Thượng Hải, một trong những nguồn nước chính của thành phố hồi đầu tháng 3 vừa qua.

Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo xanh ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

2 nhà máy hóa chất bất hợp pháp đã xả nước thải sản xuất vào các đường ống thoát nước, khiến nước sông Jianhe ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam chuyển sang màu đỏ như máu vào tháng 12/2011.

Hồ Sào ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, là một trong 8 sông hồ ở Trung Quốc nằm trong kế hoạch cải tạo tu bổ với kinh phí 7,4 tỷ USD.

Một đứa trẻ bơi trong hồ nước ô nhiễm ở phía tây nam tỉnh Quý Châu tháng 9/2006.

Một con cá chết nổi trên mặt nước đầy tảo xanh trên Hồ Đông Hồ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 20/8/2012.

Một nhà sản xuất vít và đai ốc nằm bên một con sông ô nhiễm ở Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang.

Ô nhiễm nước từ một công ty luyện đất hiếm xả thải ở con đập gần làng Xinguang. Trung Quốc cung cấp 97% đất hiếm được khai thác trên toàn cầu, sử dụng cho các nam châm, vòng bi và các thành phần công nghệ trong máy tính, phương tiện xe cộ và các dạng công nghệ sạch như tuabin gió, xe lai.

Ngư dân làm sạch dầu gần một cảng lớn miền bắc Trung Quốc sau khi một vụ nổ đường ống dẫn bị rò rỉ hơn 1.600 tấn dầu thô nặng xuống biển trong tháng 7 năm 2010.

Ngư dân ngồi trên cống để câu cá ở một con kênh ô nhiễm tại trung tâm Bắc Kinh.

Bùn ở Sào Hồ thuộc Hợp Phì, tỉnh An Huy, ngày 16 tháng 6 2009.

Cá chết trôi nổi trên một con sông ô nhiễm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.

Ngư dân lội bùn trên con kênh ô nhiễm để bắt cá ở trung tâm Bắc Kinh.

Một phụ nữ đi trên cây cầu bắc qua con sông ô nhiễm tại một khu vực ngoại ô của Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.

Nguồn rò rỉ nước thải từ mỏ đồng làm ô nhiễm một con sông và hồ chứa trong tháng 7 năm 2010, khiến gần 2 triệu tấn cá chết vì nhiễm độc.

Công nhân dọn sạch rác nổi trên sông Dương Tử gần hồ chứa Tam Hiệp trong tháng 11 năm 2009.

Cá chết trong ao nước thải ở vùng ngoại ô của Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 21 tháng 4 năm 2009.

Cá chết trên sông ô nhiễm phủ đầy tảo ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc ngày 18 tháng 7 năm 2006.

Nước sông ô nhiễm chảy về thành phố Cáp Nhĩ Tân, một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc với hơn 9 triệu dân, sau một vụ nổ tại một nhà máy hóa dầu vào tháng 11 năm 2005.

Ruồi muỗi đậu đầy trên hàng rào dọc theo hồ Đông ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc trong tháng 11 năm 2009. 

Người dân giặt quần áo trong một ao bị ô nhiễm ở Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc, ngày 21 tháng ba năm 2010.

Một người đàn ông bơi trong một con kênh bị ô nhiễm ở trung tâm Bắc Kinh vào ngày 16 tháng tám 2007.

Một ngư dân nhảy từ thuyền của mình vào bờ sau khi đánh bắt cá vào buổi sáng tại một con sông bị ô nhiễm ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc ngày 8/3/2007.

Bạch Dương

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM