Gần 1 tỷ người có nguy cơ bị mù vì cứ dán mắt vào smartphone

19/02/2016 08:31 AM | Sống

Nếu không muốn trở thành một phần trong gần một nửa dân số có nguy cơ bị cận thị cao và 1/5 trong số đó bị mù cho tới năm 2050, bạn hãy chăm sóc đôi mắt của mình ngay từ bây giờ.

Theo một nghiên cứu công bố mới đây, một nửa dân số thế giới tương đương khoảng gần 5 tỷ người (năm 2030) có thể sẽ mắc chứng cận thị và 1/5 trong số đó có nguy cơ bị mù.

Nghiên cứu chỉ ra, tốc độ gia tăng cận thị đã tăng gấp 7 lần trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005. Mặc dù giới khoa học vẫn chưa thể khẳng định chính thức nhưng cận thị dường như có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng sử dụng các thiết bị di động hiện nay của con người.

Giữa những năm 1970 cho tới đầu những năm 2000, các trường hợp cận thị gần như tăng gấp đôi ở Mỹ và gấp nhiều lần tại một số quốc gia ở Châu Á.

Đơn cử một khảo sát gần đây phát hiện ra rằng, có tới 96% thanh thiếu niên Hàn Quốc mắc chứng cận thị. Tại Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản, tỷ lệ này lên tới 80-90%. Đây quả thực là một con số đáng báo động.

Mới đây nhất, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích sự gia tăng chứng cận thị trong nhiều thập kỷ qua và đưa ra dự đoán cho tương lai.

Trong báo cáo kết quả, số liệu thống kê từ 145 nghiên cứu nhỏ lẻ bao trùm hơn 2,1 tỷ người từ năm 2000 cho thấy, có khoảng 1,4 tỷ người được chuẩn đoán mắc chứng cận thị (chiếm 22,9% dân số thế giới) và 163 triệu người mắc cận thị mức độ cao đi kèm với nguy cơ mù lòa và đục thủy tinh thể.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luật trên tạp chí Ophthalmology cho biết: "Chúng tôi dự đoán đến năm 2050 sẽ có 4,7 tỷ người bị cận thị (khoảng 49,8% dân số thế giới) và 938 triệu người bị cận thị ở mức độ cao... Cận thị sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mù lòa vào năm 2050".

Nguyên nhân là gì? Giải quyết ra sao?

Hiện tượng cận thị được giải thích do mắt người bị suy giảm chức năng hoặc bị tật khiến không thể điều tiết xa gần được. Đây là một loại bệnh phổ biến trong giới học đường do tư thế ngồi sai hoặc làm việc quá căng thẳng bên các thiết bị điện tử.

Rõ ràng có thể thấy, cận thị liên quan rất lớn tới lối sống và hành vi của con người. Và thực tế mọi thứ đã thay đổi quá nhanh trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm môi trường sống, thời gian làm việc xoay vần,... khiến chúng ta không còn thời gian cho các hoạt động ngoài trời có tác dụng cải thiện chức năng thị giác khá tốt.

Con người đang dành nhiều thời gian trong nhà hơn so với quá khứ. Và chắc chắn có rất ít người có thể sống mà không phải tiếp xúc với màn hình điện tử mỗi ngày, kể cả trong công việc hay vui chơi.

Tuy nhiên các nhà hoa học đang nỗ lực tìm hiểu cơ chế sinh học nào đã giúp mắt người có thể "F5" mỗi khi được tiếp xúc với không gian ngoài trời. Tìm hiểu thành công cơ chế này sẽ giúp tạo ra phương pháp chữa cận thị hiệu quả.

Trả lời cho câu hỏi này không nằm ở việc chúng ta đang dành nhiều thời gian cho màn hình hơn. Bởi lẽ trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng trước, sự gia tăng mức độ cận thị dường như đã xảy ra từ rất lâu trước khi smartphone xuất hiện và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Nhà nghiên cứu Sarah Zhang nói tới tờ Wired rằng: "Dựa trên một số ít các nghiên cứu dịch tễ học lớn về cận thị, việc dành nhiều thời gian ở ngoài trời, đặc biệt trong thời thơ ấu giúp giảm đáng kể sự khởi đầu của chứng cận thị".

May mắn thay, các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa thời gian trong nhà chứng cận thị để chọn ra một khoảng thời gian thích hợp phòng chống cận thị hiệu quả.

Đồng tác giả nghiên cứu, Kovin Naidoo cho biết, thay vì cấm đoán trẻ và tập trung vào việc chữa trị mắt, chúng ta nên cho trẻ tiếp xúc với không gian ngoài trời ít nhất 2 giờ/ngày hoặc hơn. Đó sẽ là cách bảo vệ và phòng tránh cận thị hiệu quả nhất.

Một số tranh cãi đã nổ ra về việc lựa chọn khoảng cách nhìn màn hình xa hơn, trong khi một số đưa ra bằng chứng cho rằng một loại chất hóa học tiết ra trong võng mạc là nguyên nhân gây nên tình trạng cận thị.

Dù thực chất vấn đề là gì đi chăng nữa, ngồi quá lâu trong phòng cũng sẽ khiến không chỉ mắt mà còn rất nhiều bộ phận khác của bạn dần "ốm yếu" đi do không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Hãy dành ít nhất 2 tiếng hoặc hơn trong ngày cho "cửa sổ tâm hồn" bạn nhé!

Theo Thiên Long

Cùng chuyên mục
XEM