Câu chuyện ám ảnh về những "vườn thú người" ở Mỹ

29/04/2015 20:10 PM | Sống

Những "vườn thú người" dường như là điều đã bị lịch sử cố tình lãng quên, ở nơi đó, họ nuôi nhốt những con người bằng xương bằng thịt đến từ các bộ lạc nguyên thủy để cho du khách ngắm nhìn và chụp ảnh.

Những vườn thú người chỉ tồn tại ở Châu Âu và Mỹ trong khoảng từ thế kỷ 19, sau đó đã bị dẹp bỏ dần dần trên khắp thế giới do mức độ vô nhân đạo và ám ảnh mà nó đem lại.

Tại Mỹ vào những năm 1880, những vườn thú người mọc lên như nấm để phục vụ thị hiếu của người dân: Họ muốn được chiêm ngưỡng những đồng loại đến từ các bộ lạc xưa cũ và xa xôi, xem họ sống và sinh hoạt như thế nào.

Cửa vào công viên Luna, nơi nuôi nhốt rất nhiều thổ dân để phục vụ thị hiếu của người dân Mỹ.

Tại công viên Luna, đảo Coney Island, New York, du khách trả tiền để được vào "sở thú" xem một người đàn ông mặc khố nhảy múa hú hét, sau đó giết một chú khỉ rồi đem nấu trong nồi sắt. Những người xem sợ hãi và cảm thấy ghê tởm, nhưng họ lại thích điều đó, những điều họ chưa từng nghĩ đến. Tất nhiên, người đàn ông thuộc bộ lạc Bontoc đó đứng bên trong một hàng rào dựng đứng, tách anh ta ra khỏi những con người đang ngắm nhìn bên ngoài kia.

Khu trại nuôi các thành viên của bộ tộc Bontoc Igorrotes đến từ Philippines là điểm thu hút khách nhất của công viên Luna, tại đây, những người này đã diễn lại một cách méo mó phong tục cổ truyền của họ trước mắt các du khách hiếu kỳ như nhảy múa hò hét, giết thịt động vật sống, ăn thịt sống, đánh lộn.

Một em bé Bontoc đang ngồi im cho khán giả nhìn ngắm và bình luận

Người đầu tiên nghĩ ra hình thức công viên người là Truman Hunt, ông ta từng là cựu chiến binh quân đội Mỹ, từng sống ở Philippines nhiều năm, Truman cho rằng cách sống nguyên thủy của các bộ lạc tại đây rất kỳ lạ và cần được phổ biến cho cả thế giới biết đến, thế nên người đàn ông này đã dẫn một nhóm thổ dân Bontoc sang Mỹ để họ "trình diễn" cuộc sống của chính mình.

Truman Hunt và những thổ dân Bontoc Igorrotes đầu tiên đến Mỹ.

Vì thấy người dân đón nhận nhiệt tình hình thức giải trí mới này, thế nên Truman và các đồng nghiệp tiếp tục đi săn lùng các bộ lạc Igorrotes ở Châu Á, thuyết phục họ sang Mỹ sống trong sở thú và trả những người này trung bình 15 USD mỗi tháng.

Khán giả rất thích xem thổ dân biểu diễn các phong tục truyền thống của họ.

Khi sang đến Mỹ, những người Igrrrotes bị nhốt trong một khu đất rộng, được xây dựng sẵn lều đất, chòi canh và các công trình kiến trúc bắt chước y nguyên nơi họ sống, sự thành công của các công viên người đã làm cho Truman và những người chủ công viên trở nên giàu có, vì họ đã hưởng hết số tiền mà đáng lẽ ra thuộc về các thành viên bộ lạc. Sau sự thành công của Luna, những sở thú người khác mọc lên khắp nơi trên đất Mỹ, từ New York tới Texas, Tennessee và nhiều bang khác.

Đi bơi cũng có người đứng xem.

Kỷ nguyên rực rỡ của các "sở thú người" kéo dài đến năm 1914 thì bị chính phủ Mỹ và Philippines sờ gáy, những người đang sống trong sở thú được trả về quê hương ở Philippines gần như tay trắng sau nhiều năm lao động, các ông chủ như Truman hoặc John Hopkins - Một cựu sĩ quan cũng tham gia đầu tư kinh doanh sở thú người - bị khởi kiện vì tội phân biệt chủng tộc và bóc lột, kết thúc một thời kỳ đáng xấu hổ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Một số hình ảnh tại các "Vườn thú người" Mỹ:

Một cửa hàng bán kem và nước ngọt phục vụ khách thăm quan.

Theo Hoàng Ân

Cùng chuyên mục
XEM