Liệu có một ngày nào đó Travis Kalanick sẽ tái xuất Uber, như cách Steve Jobs đã trở lại với Apple?

26/06/2017 14:49 PM | Kinh doanh

Liệu Travis Kalanick có trở lại Uber giống như Steve Jobs đã quay lại làm việc ở Apple

“Các ông chủ boomerang” là cụm từ thường xuyên được sử dụng để chỉ những lãnh đạo quay trở lại làm việc ở công ty cũ, như Steve Jobs với Apple, như Jerry Wang với Yahoo hay như Narayana Murthy với Infosys. Liệu chúng ta có thể hy vọng điều tương tự sẽ xảy ra với Travis Kalanick tại công ty Uber không?

Có lẽ cách tốt nhất để bắt đầu trả lời câu hỏi đó là nghiên cứu kỹ những gì đã xảy ra với Steve Jobs, nhà lãnh đạo của Apple, là một ví dụ điển hình cho sự trở lại đầy ngoạn mục sau khi bị sa thải. Mặc dù hoàn cảnh không giống nhau nhưng họ đều có chung một kết cục “bị hất cẳng” ra khỏi công ty của chính mình.

Cũng giống như những nét cá tính người ta có thể nhận thấy ở Jobs, Kalanick là một người táo bạo, liều lĩnh, bất chấp luật pháp. Nếu như Kalanick từng đối mặt với vụ bê bối không thể sửa chữa nổi trong quan hệ công chúng tại công ty Uber, thì vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ở công ty Apple, Jobs đã phải đương đầu với một cuộc tranh giành chính trị và quyền lực cho vị trí lãnh đạo công ty. Cả hai người đàn ông này đều thích nổi loạn khi mới bước vào nghề nhưng lại không thể nào xoay xở để chuyển từ một người xông xáo, tràn đầy nhiệt huyết thành người ra quyết định nhạy bén vào thời điểm cần thiết: một điều mà những công ty phát triển với tốc độ nhanh rất cần.

Jobs rời công ty Apple vào năm 1985, và một thập kỷ sau lại quay trở lại làm việc. Vào năm 1997, một năm sau khi Apple mua lại Next, sự kiện Jobs được tái bổ nhiệm vào vị trí CEO của công ty này thực sự gây chú ý. Rõ ràng, công ty Apple khao khát sự sáng tạo và đã nhìn thấy điều này ở cựu CEO của họ. Jobs trở lại phục sự đúng vào thời điểm công ty Apple đang rất bối rối trước đối thủ đáng gườm Microsoft. Hãng này đang thu lãi lớn nhờ việc cho ra đời hệ điều hành Windows 95. Dưới sự dẫn dắt của Jobs, hành trình công ty Apple đã trải qua là câu chuyện rất tiêu biểu. Khi công việc kinh doanh gần như đổ bể và thương trường thay đổi luật chơi, các nhà sáng lập chỉ yêu cầu vị giám đốc điều hành có thể giúp công ty họ sinh lãi.

Vào năm 2013, Infosys từng mời nhà cựu sáng lập Narayana Murthy của họ trở lại “chèo lái” công ty đang hoạt động èo uột, sở hữu nhiều tiền mặt nhưng lại có tốc độ phát triển vô cùng ảm đạm. Biz Store tuyên bố vào tháng 5 năm ngoái rằng, ông sẽ tái gia nhập Twitter cùng với nhà đồng sáng lập Jack Dorsey, giữa lúc công ty đang làm ăn thua lỗ.

Năm 2017, sau 22 năm kể từ khi chung sức sáng lập Yahoo vào năm 1995, Jerry Wang lại được mời gọi giữ chức Giám đốc điều hành Yahoo trong bối cảnh công ty này đang vướng vào một loạt rắc rối do người tiền nhiệm Terry Semel để lại và phải đối phó với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của Google.

“Tinh thần của nhà sáng lập” hiển nhiên là điều hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhưng dường như điều đó chỉ đúng vào thời điểm công ty tăng trưởng mà thôi. Peter Cappelli, một chuyên gia về quản lý tại trường Kinh doanh Wharton cho rằng, các tổ chức cần nhiều kỹ năng tại những thời điểm khác nhau. Nhiệt huyết kinh doanh của một nhà sáng lập là điều tuyệt vời khi công ty mới khởi nghiệp nhưng điều đó không đủ sức đưa công đi lên những nấc thang phát triển tiếp theo. Bởi vì khi đó, kỹ năng quản lý tốt mới là yếu tố cần thiết.

Tuy vậy, họ có thể đóng vai trò là người truyền cảm hứng và cởi mở với sự đổi mới mà công ty đó cần để khuyến khích và bán những ý tưởng mới ở một giai đoạn nào đó. Những người khởi xướng dường như cũng thích như vậy. Trong Lễ tốt nghiệp ở Đại học Stanford vào năm 2005, khi chia sẻ suy nghĩ về lần trở lại làm việc với công ty Apple, Jobs nói rằng, “áp lực phải thành công sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi chúng ta lại là người mới bắt đầu”.

Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng, Kalanick có cơ hội quay trở lại công ty Uber khi công ty này trở nên già nua, ỳ ạch trong thế giới công nghệ.

Tuy vậy, khó khăn đối với Kalanick nằm ở chỗ, bất cứ tầm nhìn nào của ông đều đắm chìm trong thứ văn hóa “trọng nam khinh nữ”. Tư duy này lại chiếm lĩnh mọi phương diện ở công ty Uber và đây cũng là điều Uber muốn rũ bỏ. Các yếu tố để thúc đẩy một công ty tiến về phía trước và những nét đặc trưng của một tổ chức là thứ mà Uber đang rất thiếu, đây cũng chính là điều mà Kalanick muốn truyền tải trong một bài phỏng vấn với FastCompany vào năm 2015.

Có lẽ Kalanick đã tạo ra một trong những công ty đột phá nhất của thế kỷ 21. Nhưng nếu một ngày nào đó khi Kalanick quay trở lại thì sức mạnh và năng lượng mà ông mang đến sẽ vẫn chưa đủ cho một công ty từng đối mặt với những cơn ác mộng về quan hệ công chúng. Công ty Apple có thể đã nhìn thấy tính độc tài của Jobs bởi vì trải qua quãng thời gian khó khăn, ông ấy vẫn giữ được cương vị của mình. Và điều tương tự có lẽ khó xảy ra với Kalanick.

Minh Phương Spiderum

Cùng chuyên mục
XEM