Liệu các ngân hàng trung ương có bao giờ phá sản?

06/04/2016 17:04 PM | Kinh tế vĩ mô

Vào đầu tháng Tư vừa rồi, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã công bố một bản báo cáo có nhan đề “Quy tắc phân bổ lợi nhuận và xử lý thiệt hại cho các ngân hàng trung ương”.

Bản báo cáo này chủ yếu chỉ nêu ra một vài ý chính về cách thức các ngân hàng trung ương (NHTW) xem xét lợi nhuận và thiệt hại, các khoản này được phân bổ ra sao cho chủ đầu tư của các NHTW – thường là đất nước chủ quản của chính NHTW đó.

Tuy nhiên, báo cáo này lại hết sức quan trọng nhờ một ý mà nó đưa ra. Vì ECB đang trong quá trình thực hiện chương trình mua tài sản mở rộng trị giá 80 tỷ Euro mỗi tháng, nên sẽ có rất nhiều câu hỏi xoay quanh những gì sẽ xảy ra nếu việc mua tài sản này bị thua lỗ.

Khi nói về khả năng sinh lời của một NHTW, ECB cho rằng một NHTW không nhất thiết phải có lợi nhuận, vì đây không phải là thước đo chính xác về hiệu quả của NHTW đó. Mặc dù khả năng sinh lời có thể làm tăng độ tín nhiệm của một NHTW, bản báo cáo nêu ra một luận điểm quan trọng đó là các khoản thua lỗ do một NHTW gây ra cũng không dẫn đến việc nó phải tái cấu trúc, hay tuyên bố phá sản.

Điều này được viết trong một chú thích ở cuối trang 10 của báo cáo:

“Các NHTW không bao giờ bị phá sản nhờ khả năng in tiền và vì thế có thể hoạt động với số vốn âm”.

Các NHTW không thể hết tiền vì họ chính là nơi tạo ra tiền. Và tất nhiên bạn không thể hết thứ mà chính bạn tạo ra được.

Dù cho báo cáo này không thể làm rõ được mớ hỗn độn về nguồn vốn của NHTW, nhưng ít nhất nó cũng chứa đựng một dòng chú thích hết sức hữu dụng cho những ai lên tiếng cảnh báo về nguy cơ thua lỗ của một NHTW.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM