Lập trình viên dù có giỏi giang đến mấy mà thiếu những kỹ năng này thì chẳng thể đạt được đến tiềm năng tối đa

12/04/2019 22:00 PM | Kinh doanh

Kỹ năng mềm cũng quan trọng như kỹ năng làm việc vậy.

Tôi làm công việc phát triển phần mềm được khoảng 10 năm rồi. Nếu tôi có cỗ máy thời gian và phải đưa ra một lời khuyên nghề nghiệp cho mình ngày trẻ thì tôi sẽ nói:

Kỹ năng mềm cũng quan trọng như kỹ năng làm việc

Khi vừa bắt đầu, tôi hoàn toàn tin rằng kỹ năng làm việc là điều làm nên hoặc phá hủy sự nghiệp của một lập trình phần mềm. Tôi có suy nghĩ ngây thơ rằng các lập trình viên giỏi việc xây dựng phần mềm sẽ nhanh có cơ hội phát triển. Và tôi đã sai.

Là một người mới, tôi nhanh chóng nhận ra rằng các nhà phát triển có năng lực kỹ thuật khá nhưng có kỹ năng mềm xuất sắc đang vượt trội hơn so với các chuyên gia cả về sự thăng tiến lẫn tài chính.

Tôi từng ở cùng nhóm với một người cực kỳ thông minh. Anh ấy biết rõ sự phức tạp của hệ sinh thái Java Enterprise như lòng bàn tay. Anh ấy là một trong những lập trình viên có năng lực nhất mà tôi biết lúc đó. Anh ấy có thể lướt qua kịch bản mô phỏng đa luồng phức tạp trong đầu mà không cần nỗ lực nhiều.

Thật không may, sự nghiệp của anh ta tiến triển chậm chạp. Anh ta bị cản trở bởi không ai có thể dễ dàng làm việc cùng anh ta cả.

Vì hệ thống giáo dục không dạy tôi những kỹ năng này, tôi bắt đầu ghi chú lại những gì các nhà phát triển phần mềm thành công đang làm. Tôi làm thế để có thể vượt qua được họ.

Kỹ năng #1: Tiếp thị sản phẩm lao động của bạn

Trong thế giới lý tưởng, thành quả lao động của bạn sẽ chứng minh mọi thứ. Thật không may, chúng ta không sống trong một thế giới lý tưởng. Thành quả tuyệt vời vẫn thường không được chú ý đến. Chúng ta phải chủ động khiến cho đóng góp của mình được chú ý đến để chúng được thấu hiểu và ghi nhận. Trong nhiều trường hợp, quản lý không trực tiếp đánh giá chất lượng công việc của bạn. Quản lý của bạn không có nhiệm vụ phải xem xét từng dòng code để đánh giá năng lực của bạn.

Ấn tượng của người quản lý với chúng ta dựa trên sự quan sát của chính họ. Họ tổng hợp lại thái độ làm việc của bạn dựa vào những điểm như:

- Giao tiếp trực tiếp (trong các cuộc họp 1-1, làm việc cùng trong các dự án)

- Những cuộc họp họ tham dự mà có mặt bạn

- Các bản demo và các bài thuyết trình của bạn

- Những cuộc hội thoại của bạn cùng người khác mà họ phải tham gia một cách thụ động. Ví dụ như email chuyển tiếp.

- Những điều người khác nói về bạn sau lưng bạn.

Nếu chúng ta muốn chịu trách nhiệm cho sự thăng tiến nghề nghiệp của mình, chúng ta phải quản lý cách chúng ta tiếp thị thành quả lao động của mình. Có nhiều lựa chọn về ý nghĩa của "tiếp thị thành quả công việc của chúng ta." Đối với tôi, nó có nghĩa là truyền đạt thông tin quan trọng đến người quản lý để họ vẽ nên bức tranh rằng bạn làm việc rất tốt:

- Truyền đạt rõ ràng phần mà tôi chịu trách nhiệm trong dự án. Những nơi hiệu quả để nói ra vấn đề này là trong buổi họp trực tiếp 1-1 hoặc trong buổi họp của toàn nhóm.

- Chắc chắn rằng quản lý biết về những về bất kỳ nhiệm vụ bổ sung nào mà tôi tự quyết định thực hiện.

- Không cư xử không tốt với đồng nghiệp.

- Với những buổi họp đánh giá công việc, tôi xin đánh giá từ đồng nghiệp mà tôi làm việc chung. Nếu bạn thể hiện tốt, họ sẽ nói những điều tốt về bạn. Tốt hơn nên để người khác khen ngợi bạn thay vì tự ca ngợi chính mình.

Không bao giờ được truyền đạt thông tin sai hoặc giả cho quản lý để được thăng tiến. Bạn có thể tránh được lúc đó. Nhưng một ngày đẹp trời vấn đề đó sẽ quay trở lại và đánh úp bạn.

Kỹ năng #2: Quản lý thời gian

Là một lập trình viên phần mềm, chúng tôi có khá nhiều tự do. Tự do hơn những ngành nghề khác nhiều. Một phần của sự tự do này là cơ hội để quản lý thời gian ở mức độ nhất định. Quản lý thời gian nghĩa là chúng tôi nên ưu tiên công việc. Ta thường có xu hướng làm những việc thú vị trước và lờ đi những việc quan trọng hơn nhưng ít thú vị hơn.

Quản lý thời gian nghĩa là kiểm soát sự trì hoãn. Thực tế bạn có thể việc ngồi xem meme và các đoạn phim về mèo trong nhiều ngày liên tục. Sự trì hoãn gây ra nỗi hoảng sợ khi gần đến thời hạn. Sự hoảng sợ gây ra căng thẳng và chất lượng công việc không tốt.

Lập trình viên dù có giỏi giang đến mấy mà thiếu những kỹ năng này thì chẳng thể đạt được đến tiềm năng tối đa - Ảnh 1.

Một khía cạnh khác của việc quản lý thời gian là đúng giờ. Vì những cuộc họp trong ngành công nghệ hiếm khi là cuộc họp về chuyện sống chết, một số người có thói quen đến họp trễ. Đến dự họp trễ một cách thường xuyên mang đến những hậu quả sau:

- Làm phiền đến người khác

- Lãng phí thời gian vì mọi người phải lặp lại vấn đề đã qua

- Làm mọi người có ý nghĩ rằng bạn không đáng tin

Quản lý thời gian cũng có nghĩa là biết khi nào KHÔNG làm việc. Thỉnh thoảng tăng ca để kịp thời hạn công việc thì ổn thôi. Nhưng việc thường xuyên tăng ca cả đêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống xã hội của bạn đấy.

Chúng ta phải biết khi nào thì nên dừng lại và ra về. Khi chúng ta không ở văn phòng, ví dụ như cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ, chúng ta phải tránh xa công việc. Điều này nghĩa là không đọc email hay viết cố thêm hàng code nào nữa.

Kỹ năng #3: Mối quan hệ

Tôi có cơ hội nhận được công việc gần đây của mình nhờ mối quan hệ. Vài năm trước, trong một buổi hội nghị công nghệ, tôi đã tham gia một buổi nói chuyện hấp dẫn. Tôi đã liên lạc với diễn giả. Việc này dẫn đến việc khác và cuối cùng tôi làm việc trong cùng một nhóm với diễn giả đó.

Quen biết đúng người cả trong và ngoài công ty bạn sẽ mang lại ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của bạn:

- Có được cơ hội việc làm tốt hơn

- Nhận được sự giúp đỡ từ những người không bắt buộc phải giúp bạn

- Tăng cơ hội được bỏ qua các thủ tục nhảm nhí

- Họ có thể giới thiệu bạn với người khác nữa

Một cách để hiểu được người vừa gặp là tiếp cận họ khi bạn gặp họ trong công việc. Nếu bạn tham dự một buổi nói chuyện thú vị hoặc đọc một bài báo, bạn có thể gửi email để cảm ơn và bày tỏ suy nghĩ chân thật nhất về chủ đề đó. Nếu cuộc hội thoại trở nên thú vị, bạn có thể gặp riêng họ và hỏi họ đang làm gì và mời họ đi ăn trưa.

Khi tôi đối mặt với một vấn đề mà tôi không thể tự mình giải quyết hay không thể nhờ giúp đỡ từ người quen, đôi khi tôi lục lọi mạng nội bộ của công ty để xem có từng giải quyết vấn đề tương tự không. Tôi sẽ gửi cho họ một email nhờ giúp đỡ.

Phần lớn thời gian, các đồng nghiệp sẽ trả lời và vui vẻ hỗ trợ. Cho dù họ không thể trực tiếp giúp đỡ, họ có thể chỉ cho bạn người có thể giúp. Bạn cũng có thể có được những mối liên hệ hợp tác từ các hoạt giải trí. Nhiều công ty có những các nhóm cùng tụ tập với nhau sau giờ làm.

Điều quan trọng là nuôi dưỡng những mối quan hệ mà bạn có. Nếu bạn chỉ liên lạc với người khác khi bạn cần họ, họ sẽ nghĩ rằng bạn lợi dụng họ. Tôi thật sự thích giữ liên lạc với mọi người để nuôi dưỡng các mối quan hệ. Một số cách tôi thường sử dụng là:

- Cùng đi ăn trưa hoặc đi uống cà phê

- Gửi email cho họ nếu bạn vô tình nhìn thấy tên họ. Ví dụ, nếu bạn đọc được tin về họ trên một blog của công ty hoặc một bài báo nào đó.

- Gửi cho họ vài thứ bạn trông thấy mà bạn nghĩ có thể phù hợp với họ.

Tôi cũng thích giới thiệu chéo các mối liên hệ của tôi cho nhau khi có cơ hội. Từ kinh nghiệm tôi phát hiện ra rằng thật là một ý tưởng hay khi hỏi trước hai bên xem họ có hứng thú không trước khi giới thiệu họ cho nhau.

Kỹ năng #4: Cởi mở

Trong giới công nghệ, sự cởi mở là chìa khóa thành công. Sự cởi mở đảm bảo chúng ta có thể thích nghi với bản chất năng động của công việc. Cởi mở giúp ta có thể lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu chúng ta lắng nghe và thấu hiểu những điều người khác nói, chúng ta sẽ có cơ hội để:

- Học hỏi điều mới

- Xây dựng ý tưởng mới dựa trên ý tưởng của những người khác

- Điều chỉnh công việc hiệu quả hơn

- Giảm bớt thảo luận không cần thiết trong buổi họp

Các nhà phát triển bảo thủ tham gia các cuộc thảo luận để áp đặt ý tưởng của mình lên người khác. Khi những mọi người nói, họ không hề lắng nghe, họ chỉ chờ đến lượt mình nói. Một số làm vậy vì cái tôi, một số là vì sự bướng bỉnh và số khác là vì thói quen.

Cởi mở không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận mọi thứ. Nó không có nghĩa là chúng ta trở thành người thúc đẩy và phải nói "đồng ý" mọi lúc. Cởi mở nghĩa là chúng ta có thể hoãn lại việc đưa ra ý kiến và nhận xét của mình.

Chúng ta phải nhớ rằng bỏ qua kỹ năng mềm giống như lái một chiếc xe cao cấp mà có bánh xe giá rẻ vậy. Người kỹ sư dù giỏi đến đâu cũng không thể đạt đến tiềm năng tối đa.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM