Làm việc 120h/tuần vẫn tràn đầy nhiệt huyết, Elon Musk có đang sở hữu một phép màu đặc biệt?

21/08/2018 17:15 PM | Sống

Elon Musk sinh ngày 28/06/1971 tại Pretoria, Nam Phi. Mẹ là người gốc Canada, còn bố là người Nam Phi. Ông là người sáng lập công ty SpaceX, đồng sáng lập hãng Tesla Motors và PayPal và sở hữu trong tay khối tài sản khổng lồ lên tới 13,1 tỉ đô la Mỹ.

Để đạt được những thành công như vậy, ông đã yêu cầu bản thân phải làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí là thâu đêm suốt sáng.

Làm việc 120h/tuần vẫn tràn đầy nhiệt huyết, Elon Musk có đang sở hữu một phép màu đặc biệt?  - Ảnh 1.

Một người ham công tiếc việc

Trong bài phỏng vấn với tờ New York Times, Elon Musk cho biết bản thân làm việc tới 120h/tuần trong thời gian gần đây. Trung bình một ngày làm việc của ông kéo dài tới 17h.

Theo Cục Thống kê Lao động cho biết: Đó là con số gấp ba lần số giờ làm việc trung bình trong một tuần của một nhân viên trong các công ty tư nhân tại Mỹ là 34,5h. Thói quen làm việc quá nhiều giờ và quá sức như vậy rất nguy hiểm tới sức khỏe.

CEO Tesla và SpaceX nói với tờ The Times: "Nếu tôi không có việc phải ra ngoài thì tôi có thể không rời khỏi nhà máy khoảng ba hay bốn ngày. Điều này đã thực sự làm cho bạn bè của tôi cảm thấy lo lắng và ái ngại".

Ông tiết lộ rằng: "Tôi thậm chí đã dành ngày sinh nhật gần đây nhất của mình tại nơi làm việc và đã không có một kỳ nghỉ trọn vẹn và đúng nghĩa nào từ năm 2001".

Là giám đốc điều hành của hai công ty lớn, Musk được biết đến là người luôn giữ thói quen hàng ngày một cách nghiêm túc nhất. Trước đó, một báo cáo của công ty cho biết Elon Musk đã bỏ qua hầu hết các cuộc gọi điện thoại, tránh việc gặp khó khăn trong việc xử lý các email và luôn bắt đầu quy tắc làm việc 5 phút trong một ngày khi đến công ty. Nhưng rõ ràng, Musk vẫn làm việc 120h/tuần tại xưởng của mình.

Nguy hiểm đến từ việc thiếu ngủ và làm việc quá sức

Làm việc 120h/tuần vẫn tràn đầy nhiệt huyết, Elon Musk có đang sở hữu một phép màu đặc biệt?  - Ảnh 2.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã thực hiện việc kết hợp những giờ làm việc lâu dài với mọi thứ từ bệnh tim mạch đến ung thư và chỉ ra có những mối nguy hiểm nghiêm trọng đi kèm với làm việc quá sức.

Thiếu ngủ do làm việc lâu gây ra bệnh tiểu đường, tăng cân, béo phì, giảm trí nhớ và rối loạn tâm lí... Nó không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh mà còn gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe nên mỗi người không nên chủ quan.

Xu hướng làm việc quá nhiều giờ không chỉ giới hạn ở người Mỹ mà nó cũng là một vấn đề lớn ở Nhật Bản, được gọi là karoshi ( tử vong do làm việc quá sức). Theo tờ báo Time cho hay vào năm 2017, một phụ nữ Nhật Bản 31 tuổi đã tử vong vì suy tim sung huyết (tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể) sau khi kéo dài 150h làm thêm. Thậm chí, bệnh này còn khiến chính phủ Nhật Bản phải thực hiện các biện pháp để bảo vệ người dân khỏi bị làm việc quá sức.

Làm việc quá nhiều không chỉ gây ra những phiền toái cho gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều đồng nghiệp của bạn.

Làm sao để phòng ngừa thiếu ngủ?

Làm việc 120h/tuần vẫn tràn đầy nhiệt huyết, Elon Musk có đang sở hữu một phép màu đặc biệt?  - Ảnh 3.

Có một thông tin tốt lành là hầu hết những tác động tiêu cực của thiếu ngủ sẽ bị triệt tiêu khi bạn ngủ đủ giấc trở lại. Hãy tham khảo một số gợi ý sau cho việc tạo thói quen ngủ tốt bao gồm:

- Đi ngủ ngay khi mệt mỏi.

- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, phù hợp mỗi ngày trong tuần.

- Tránh bữa ăn 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

- Nếu không thể ngủ được sau 20 phút cố gắng, hãy đi sang phòng khác và đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn ngủ, sau đó quay trở lại giường.

- Duy trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày.

- Giữ phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thích hợp.

- Tắt các thiết bị điện tử khi bạn đi ngủ. Một nghiên cứu mới cho thấy những người ham mê điện thoại thông minh, thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng xã hội bị rối loạn giấc ngủ cao hơn, cũng thiếu ngủ nhiều hơn.

Tuy nhiên, một chuyên gia về thần kinh của Đại học Utah với các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF) và Đại học Stanford đã xác định một biến thể di truyền ở người mang tên DEC2, loại gen chịu trách nhiệm điều hòa số lượng giấc ngủ chúng ta cần mỗi đêm để cơ thể có thể hoạt động bình thường.

Với người bình thường, chúng ta cần 8h đồng hồ để ngủ. Với người có gen DEC2 bị đột biến, chiếm khoảng 5% dân số, họ chỉ cần 4-6h đồng hồ, và nó không hề có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự tỉnh táo của họ.

Vậy liệu Elon Musk có sở hữu gen cực kì hiếm này không? Nhưng dù có thế nào thì khi bạn muốn học tập thói quen này của Elon Musk, bạn cũng nên cẩn trọng và lường trước hậu quả.

Theo Nguyễn Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM