Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước?

06/12/2022 11:09 AM | Kinh doanh

Năm 2021, Việt Nam có 12,58 triệu người cao tuổi – chiếm 12,80% tổng dân số – ½ trong số họ vẫn đang làm việc để tự nuôi sống bản thân và phần nào giúp đỡ con cháu với mức lương bình quân bèo bọt – 3,7 triệu đồng/tháng. Để tránh đi theo ‘vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của cha anh, 1/3 thế hệ trung niên từ 30 đến 44 tuổi hiện tại, phải ‘thức tỉnh’ thay đổi tư duy nhờ vả người khác của mình…

Mới đây, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cùng Prudential Việt Nam đã tổ chức sự kiện công bố dự án có tên Nhận thức và hành động – Đảm bảo an ninh thu nhập cho cuộc sống độc lập khi về già của nhóm dân số trong độ tuổi trung niên , do họ phối hợp thực hiện.

Năm 2020, Việt Nam chúng ta có 7,43 triệu người cao tuổi chiếm 7,71% dân số – tăng từ 6,15 triệu năm 2011 và đến 2030 sẽ có 11,79 triệu người chiếm 12% dân số – đến năm 2045 sẽ có 17,82 triệu người chiếm gần 17% dân số. Việt Nam chúng ta vẫn đang trong giai đoạn ‘dân số vàng’, nhưng tốc độ già hóa rất nhanh.

Theo đó, đến năm 2039, Việt Nam chúng ta sẽ bước chính thức qua thời kỳ ‘dân số vàng’ để bước vào thời kỳ ‘dân số già’ như Nhật Bản bây giờ. Theo dự đoán, vào năm 2035, chúng ta sẽ có khoảng 14,23 triệu người cao tuổi – chiếm 12% dân số và tăng gần gấp đôi so với bây giờ.

Kết luận đáng chú ý đầu tiên: Việt Nam còn 17 năm ở trong thời kỳ ‘dân số vàng” để tranh thủ phát triển kinh tế, tạo ra nhiều tích lũy – thặng dư, để chuẩn bị phục vụ cho thời kỳ dân số già bắt đầu từ 2036. Nhìn trên bình diện thế giới, giai đoạn ‘dân số vàng’ của chúng ta khá ngắn - 31 năm (2007 - 2039), trong khi Pháp là 115 năm, Thụy Điển 85 năm, Mỹ 70 năm, Nhật Bản 26 năm…

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 1.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 2.

THẾ HỆ NGƯỜI CAO TUỔI (TỪ 65 TUỔI TRỞ LÊN) VIỆT NAM HIỆN TẠI: CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ

Năm 2021, Việt Nam có 12,58 triệu người cao tuổi – chiếm 12,80% tổng dân số. Theo Tính toán từ số liệu điều tra Lao động – Việc làm, TCTK (2021) phần lớn người cao tuổi Việt Nam hiện tại đang trong độ tuổi từ 60 đến 69 – có 8,47 triệu người chiếm 59% tổng số người cao tuổi (NCT). Hầu hết NCT Việt Nam đang sống ở khu vực nông thôn – 9 triệu người chiếm 63%.

Trình độ họ vấn của họ cũng khá thấp, chỉ có 13,14% qua đào tạo (có bằng cấp/chứng chỉ). Bên cạnh đó, số lượng NCT vẫn phải đi làm khá đông với 32,4% NCT (tương đương 4,65 triệu người); nhưng vì năng lực thấp, nên phần lớn NCT Việt Nam (81%) là lao động tự do/chân tay, kéo theo thu nhập thấp – dưới 5 triệu đồng/người/tháng.

Cụ thể hơn: thu nhập bình quân của NCT làm công ăn lượng tại Việt Nam chỉ vào khoảng 3,7 triệu đồng/tháng, chỉ bằng ½ so với mức thu nhập của lao động nói chung.

Đến tuổi nghỉ hưu, chẳng ai muốn đi làm, nhưng sở dĩ nhiều NCT vẫn phải lao động kiếm tiền là vì họ không có tiền tích lũy và không tham gia các hoạt động bảo hiểm (cả cơ bản và nâng cao). Hay nói cách khác, an ninh thu nhập của NCT Việt Nam ở mức thấp.

Theo thống kê từ nguồn Bộ Y tế và các tổ chức (2021) – Điều tra NCT và BHYT 2019, hiện thu nhập chính của 44% NCT trong 12 tháng qua đến từ hỗ trợ con cái/vợ chồng, 29% là từ việc làm hiện tại, 10% là trợ cấp xã hội, 15% từ lương hưu, 1% từ tiết kiệm…Tỷ lệ NCT thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo cao, tương ứng 5,8% và 6,9%.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 3.

Về BHXH: trong một thống kê của Vụ BHXH năm 2017, trong 11,2 triệu người cao tuổi lúc đó còn gần 50% không có bất kỳ một khoảng an sinh thu nhập nào; đây là một khoảng trống chính sách mà chúng ta cần lưu tâm.

Về nguyên nhân của thực trạng ‘chưa giàu đã già’ của NCT Việt Nam: xuất phát điểm thấp lo chạy ăn từng bữa nên không có thặng dư để gửi tiết kiệm hoặc tham gia bảo hiểm, chưa có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trẻ, vẫn nặng tư tưởng ‘trẻ cậy cha, già cậy con’….

Vậy nên, dù tuổi thọ trung bình NCT Việt Nam khá cao: năm 2021 là 73,6 tuổi – cao hơn trung bình 71 tuổi của thế giới, nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp (60 tuổi); hầu hết NCT đều có bệnh – với gánh nặng bệnh tật kép (96%) và chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm (giảm thị lực/huyết áp/tim mạch…).

Vì lao động chân tay trong thời gian dài, nên NCT Việt Nam sống khá thọ, tuy nhiên, vì không giàu nên họ không có đủ điều kiện để chăm sóc tốt bản thân và phòng ngừa – chữa sớm các bệnh phổ biến của NCT khi mới toang về già.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 4.

Với cơ cấu dân số NCT hiện tại, chúng ta cần nghĩ nhiều về khu vực nông thôn khi muốn xây dựng các cơ sở - hạ tầng an sinh như bệnh viện – viện dưỡng lão…cho người già.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần có một chính sách đặc biệt nào đó cho lượng 50% NCT không tham gia các loại BHXH. Đừng bỏ rơi họ! ”, PGS. TS Giang Thanh Long - Viện trưởng Viện Chính sách Công & Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân , chia sẻ.

Phần mình, TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định: trước tiên, Chính phủ cần giải quyết vấn đề an sinh xã hội tương tự như cách thức tìm hướng giải quyết cho tăng trưởng kinh tế.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 5.

Hệ thống bảo hiểm hiện tại ở Việt Nam gồm có nhà nước, thương mại và các thành phần kinh tế khác tham gia. Ông cho rằng: không nên "độc tôn" bất cứ hệ thống nào và cần đảm bảo được nền tảng an sinh xã hội, xác định rõ ai bị "bỏ lại phía sau" để họ được chăm lo đúng mực. TS. Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị cần mở rộng, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, kết hợp giữa bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ tư nhân để đáp ứng nhu cầu của người dân.

1/3 THẾ HỆ TRUNG NIÊN TỪ 30 ĐẾN 44 TUỔI VẪN MUỐN ‘TRẺ CẬY CHA, GIÀ CẬY CON’

Với tình hình hiện tại, dù muốn hay không thì thế hệ NCT Việt Nam cũng đang trong tình trạng CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ, vậy thế hệ già tương lai (thế hệ trung niên từ 30 đến 44 tuổi bây giờ) sẽ như thế nào?

Hiện Việt Nam có 22,93 triệu người trung niên – chiếm 23,28% dân số và đang là lực lượng lao động nòng cốt của đất nước. Trong đó, nữ chiếm 49,51% và Nam chiếm 50,49%, hầu hết đã có vợ/chồng (87%) – đang gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái; 60,59% ở nông thôn – gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận việc làm tốt.

Do trình độ học vấn của nhóm người này chưa cao và phần lớn sống ở khu vực nông thôn, nên thu nhập trung bình còn hạn chế - hơn 1/3 (36%) có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá khiêm tốn ở Việt Nam, để có thể trang trải cho nhu cầu thiết yếu và còn khó khăn hơn nữa cho những người lao động đã lập gia đình và nuôi con nhỏ, hay chăm sóc cha mẹ già yếu…

Về BHXH: 37,42% đang tham gia BHXH, 21,54% tham gia bảo hiểm nhân thọ - nữ tham gia nhiều hơn nam. Tức là, phần lớn người lao động trong nhóm này không/chưa tham gia BHXH (62,1%), đây là một thách thức lớn cho đảm bảo an ninh tuổi già và xã hội trong tương lai.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 6.

Ở khía cạnh khác, hiện chỉ 30% trong thế hệ này có tiết kiệm, 46,15% có các khoản nợ; tức năng lực tài chính của một bộ phận lớn người trung niên còn hạn chế. Bên cạnh đó, chỉ có một bộ phận nhỏ tham gia đầu tư: 22,67% có đầu tư (khu vực thành thị nhiều hơn nông thông song tỷ lệ nam nữ bằng nhau), hình thức đầu tư chủ yếu là gửi ngân hàng – 13%, bất động sản – 3,96% và kinh doanh khởi nghiệp - 3,68%...

Một bộ phận lao động trung niên có mức thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/tháng trở lên, song chiếm tỷ lệ nhỏ (15,3%) và đây là nhóm có điều kiện để chuẩn bị cho tuổi già của mình tốt hơn cả.

Theo đó, hiện tại có 67,2% người trung niên muốn ‘cuộc sống hoàn toàn độc lập khi về già’ và 1/3 còn lại vẫn nghĩ ‘trẻ cậy cha, già cậy con’ hay ‘được con cái/người thân hỗ trợ - chăm lo’, nhất là ở khu vực nông thôn. Trong đó, 88,27% cho rằng: chuẩn bị tài chính cho tuổi già ‘để sống độc lập, không phụ thuộc vào con cháu’ và 96,99% ‘để lo cho sức khoẻ’…

½ số người trung niên có quan điểm tiến bộ: cần lên kế hoạch tài chính cho tuổi già của mình trước 45 tuổi (55%); tuy nhiên, vẫn có 1 bộ phận không nhỏ cho rằng tới 50 tuổi mới cần chuẩn bị (22%) và chưa nghĩ đến vấn đề này (15%).

Về những nguồn thu nhập chính: 1/3 dự kiến nguồn thu nhập chính là lương hưu (những người tham gia BHXH), phần lớn dự kiến tiếp tục làm việc để có thu nhập hay có các nguồn thu nhập thụ động từ tiết kiệm/đầu tư, BHNT/cho thuê tài sản. Đáng chú ý: một bộ phận lớn vẫn còn tâm lý ‘nhờ cậy’ hỗ trợ của gia đình/người thân (41,51%) và trợ giúp từ xã hội (17%)… ”, Thạc sĩ Lê Thị Huyền – đại diện Viện Khoa học Lao động và Xã hộ i, cho hay.

Làm sao để chúng ta ‘tránh vết xe đổ’ CHƯA GIÀU ĐÃ GIÀ của thế hệ trước? - Ảnh 7.

Thực tế là: mới có gần 30% người trung niên được khảo sát đã có xây dựng kế hoạch tài chính cho tuổi già; song 52,52% cho biết là mình đang chậm hơn so kế hoạch đã đề ra. Những lý do chính khiến 70% chưa xây dựng kế hoạch: 33,82% vì chưa ổn định tài chính, 32,77% nghĩ mình còn trẻ, 33,64% chỉ muốn tập trung cho công việc và cuộc sống hiện tại, 31,34% còn vướng trách nhiệm lo toan cho gia đình…

So với thế hệ cha ông, hầu hết thế hệ trung niên bây giờ đã có ý thức chuẩn bị tuổi già cho mình, dù có kế hoạch cụ thể hay không, khi được hỏi đến: 69,41% cho biết sẽ chi tiêu hợp lý hơn, 61,85% muốn chủ động tiết kiệm trước khi chi tiêu và 20,6% muốn đầu tư để có thu nhập lo cho tuổi già, 37,45% muốn nâng cao trình độ để nâng cao thu nhập và 70% muốn hoạt động tập luyện thể dục thể thao để không nhiều bệnh tật khi về già – tiết kiệm chi phí y tế…

Theo đánh giá của chúng tôi, mức độ tự tin và sẵn sàng về tài chính cho cuộc sống khi về già của nhóm dân số trung niên còn thấp, với điểm trung bình sẵn sàng chỉ có 3,5/10 và trung bình tự tin là 5,7/10.

Với thế hệ trung niên hiện tại, dù đã bắt đầu ‘hành động’, cho ‘tuổi già độc lập’ song tỷ lệ này còn khá thấp và các hoạt động mang tính ‘an toàn’ cao, chủ yếu là tiết kiệm trong khoản thu nhập hiện có; trong bối cảnh tiền lương và thu nhập thấp hiện nay, kênh này càng bấp bênh… Ưu tiên bây giờ, chúng ta cần rèn luyện thêm kỹ năng để nâng cao thu nhập, có thêm tiền tích lũy tham gia các loại BH cũng như các kênh đầu tư khác nhau.

Tổng thể, đầu tiên, thế hệ trẻ trung niên bây giờ cần phải ngồi xuống nghiêm túc nhận thức lại về sự chuẩn bị cho lúc về già của mình, sau đó lên kế hoạch cụ thể chuẩn bị tài chính cho giai đoạn nghỉ hưu, tốt nhất là nên có kế hoạch cụ thể trước năm 45 tuổi và đa dạng hóa kênh thu nhập (chủ động và bị động) từ bây giờ ”, Thạc sĩ Lê Thị Huyền kết luận.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM