Làm sao chạy thoát khỏi ‘ngày thứ 2’?

09/10/2017 16:43 PM | Kinh doanh

Ngày thứ 1 trong kinh doanh chính là giai đoạn Startup. Sang ngày thứ 2, công ty đã trở nên trưởng thành hơn. Tuy nhiên vào ngày thứ 2 này, công ty lại tập trung vào quy trình mà quên mất việc tạo ra giá trị.

“Mục đích của chiến lược (Strategy) là tạo nên lợi thế cạnh tranh”, ông Thuận Đoàn - Cofounder của StrategyM - bắt đầu câu chuyện của mình. Và ông giới thiệu cuốn “The End of Competitive Advantage” (Cái chết của lợi thế cạnh tranh), viết bởi Rita Gunther McGrath do Harvard Business Review xuất bản.

Michael Porter - cha đẻ của chiến lược cạnh tranh – đã đưa ra thuật ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững cách đây hơn 30 năm.

“Nhưng nay thời thế biến đổi rất nhanh, lợi thế chiến lược bền vững không còn nữa. Thay vào đó là một lợi thế mới – lợi thế cạnh tranh chớp nhoáng. Các công ty liên tục tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một thời gian ngắn, khi thị trường biến đổi lại thay bằng lợi thế cạnh tranh khác để có lợi thế cạnh tranh liên tiếp”, ông Thuận cho biết.

Và yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh liên tiếp chính là đổi mới sáng tạo (Innovation).

Strategy + Innovation + Marketing = GROWTH

Làm sao chạy thoát khỏi ‘ngày thứ 2’? - Ảnh 1.

Giờ không còn lợi thế cạnh tranh bền vững, chỉ còn lợi thế cạnh tranh chớp nhoáng.

StrategyM là đơn vị được phát triển từ sự thành công của Học viện Thương hiệu và Truyền thông Sage, với 2 sáng lập viên là ông Thuận Đoàn - chuyên gia về Chiến lược và Đổi mới sáng tạo, và ông Nguyễn Văn Phương - Founder và Giám đốc Sage, cùng các đối tác chiến lược đến từ Isarel (về đổi mới sáng tạo) và UK (về chiến lược).

Theo đơn vị tư vấn này, Chiến lược (Strategy), Đổi mới sáng tạo (Innovation) và Marketing là 3 khía cạnh luôn cần phải được xây dựng song hành để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Quan điểm của StrategyM là Strategy + Innovation + Marketing = GROWTH.

Lý giải cho quan điểm này, ông Thuận Đoàn lấy ví dụ về Coca-Cola – doanh nghiệp được coi như tượng đài của Marketing trên thế giới. Nhưng cũng chính Coca-Cola là doanh nghiệp đầu tiên đập bỏ chức vụ Giám đốc Marketing (CMO – Chief of Marketing Officer), và thay bằng Giám đốc Tăng trưởng (CGO - Chief Growth Officer).

Họ nói Marketing để làm gì nếu không tạo ra tăng trưởng? Vấn đề năm sau tăng trưởng bao nhiêu so với năm nay là mẫu số chung của chiến lược, sáng tạo, thương hiệu, của nhân sự, tài chính, logistic. Chúng ta có thể tư vấn với doanh nghiệp một loạt về chiến lược, thương hiệu, kế hoạch trung hạn, dài hạn… nhưng câu hỏi của doanh nghiệp vẫn là năm sau tăng trưởng hơn năm nay bao nhiêu”, ông Thuận chia sẻ.

Cạnh tranh bằng Giá trị và Chiến lược chạy thoát khỏi “ngày thứ 2”

Ông Paul Barnet – nhà sáng lập Diễn đàn quản trị chiến lược toàn cầu (Strategic Management Forum) – cho biết: Trước đây, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng Scale (mở rộng quy mô). Quy mô công ty và giá trị tài sản đã từng được định nghĩa là giá trị cạnh tranh. Theo đó, chúng ta phải có sự đầu tư rất lớn để đối thủ không thể vào được thị trường mà chúng ta đang chiếm lĩnh.

Đến thời kỳ công nghiệp: Doanh nghiệp bị ám ảnh về cạnh tranh bằng kiểm soát hiệu suất và chi phí. Để đạt đc điều đó, chúng ta có hẳn một ngành khoa học về quản lý.

Và chúng ta quản trị tập trung vào năng suất như Quản lý chất lượng, Quản lý tinh gọn…

“CEO Amazon Jeff Bezos nói điều quan trọng nhất trong kinh doanh là cần phải tránh “ngày thứ 2”. Ngày thứ 1 trong kinh doanh chính là giai đoạn Startup. Sau khi vượt qua giai đoạn khởi nghiệp, sang ngày thứ 2, công ty đã trở nên trưởng thành hơn. Tuy nhiên vào ngày thứ 2 này, công ty lại tập trung vào quy trình mà quên mất việc tạo ra giá trị”, ông Barnet nhấn mạnh.

Vì thế, một học thuyết mới ra đời – Thuyết Giá trị, cho rằng nếu công ty tập trung vào việc tạo ra giá trị, sẽ thoát được ngày thứ 2.

Theo nhà sáng lập Diễn đàn quản trị chiến lược toàn cầu, nếu lấy Giá trị làm mục tiêu theo đuổi, và doanh nghiệp biết cách liên tục cưỡi trên con sóng của lợi thế tạm thời, hết con sóng này đến con sóng khác, doanh nghiệp sẽ có lợi thế trong thị trường ngày càng phức tạp và khó đoán như hiện nay.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM