Làm mới mô hình kinh doanh khi nào quan trọng hơn cải tiến chất lượng sản phẩm?

25/02/2019 09:07 AM | Kinh doanh

Làm mới mô hình kinh doanh là sứ mệnh quan trọng hàng đầu cho CEO, đặc biệt với những ngành không khác biệt gì về sản phẩm dịch vụ giữa các nhãn hàng.

Theo một cuộc khảo sát tiến hành bởi The Economist Intelligence Unit, hơn 50% các nhà quản lý tin rằng đổi mới sáng tạo về mô hình kinh doanh quan trọng hơn đổi mới sáng tạo về sản phẩm & dịch vụ. Từ năm 2008, IBM cũng đã phỏng vấn CEO các tập đoàn và cũng cho ra kết quả tương tự.

Ba năm sau khi tung iPod ra thị trường, Apple thu về 10 tỷ USD doanh số, chiếm 50% tổng doanh số của công ty. Giá trị vốn hoá thị trường của Apple tăng từ 1 tỷ USD năm 2003 lên 150 tỷ USD năm 2007.

iPod là sản phẩm tiên phong về thiết bị nghe nhạc số. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là Apple không phải là công ty tung ra sản phẩm này đầu tiên ra thị trường. Diomond Muiltimedia làm điều này năm 1999 với thương hiệu có tên là Rio. Và năm 2000 Best Data làm điều tương tự với thương hiệu Cabo.

Theo một bài viết trên tạp chí Harvard Business Review, iPod không vượt trội Rio & Cabo về công nghệ lẫn thiết kế.

Nhưng iPod không phải là thiết bị nhạc số đơn lẻ, iPod có kho nhạc iTune đi kèm. iPod ra sau, không hơn về chất lượng sản phẩm, nhưng iPod đi trước Rio & Cabo về một thứ quan trọng: mô hình kinh doanh.

Người dùng không chỉ có iPod, họ có kho nhạc iTune kết nối với iPod với kho nhạc khổng lồ dễ dùng & giá rẻ.

(Nguồn: Reinventing your business model by

By M. Johnson & C. Christensen)

Trong mô hình kinh doanh, mô hình đổi mới này tạo ra Customer Value Proposition vượt trội. Nếu như Gillete’s bán dao cạo râu giá rẻ với dao cạo râu đắt thì Apple làm ngược lại với iPod: bán thiết bị đẳt và kho nhạc giá rẻ. Gần đây các hoạt động innovation của Apple với iPhone xoay quanh cải tiến nhỏ giọt về tính năng sản phẩm. Cái sau hơn cái trước một chút. Tất nhiên do hàm lượng giá trị thương hiệu của Apple quá khủng nên iPhone vẫn bán chạy. Chỉ có điều tính sáng tạo và hấp dẫn không còn như xưa.

Mô hình kinh doanh và định hướng phát triển chiến lược thương hiệu thực tế cho thấy có mối quan hệ rất chặt chẽ. Quả thật với các dự án có mô hình kinh doanh rõ ràng và mang tính sáng tạo cao, ý tưởng cho chiến lược làm rất phê. Tất nhiên mỗi tình huống đều có giải pháp tương thích, nhưng khi mô hình kinh doanh kém cạnh tranh, công việc tư vấn chiến lược vất hơn nhiều.

Làm mới mô hình kinh doanh. Sứ mệnh quan trọng hàng đầu cho CEO, đặc biệt với những ngành không khác biệt gì về sản phẩm dịch vụ giữa các nhãn hàng.

Đức Sơn - CEO Richard Moore Associates

Cùng chuyên mục
XEM