Là quốc gia giàu nhất thế giới, 12% người Mỹ vẫn chìm sâu trong sự nghèo đói đến cùng cực: Không được dùng nước sạch, tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác

03/10/2019 14:05 PM | Xã hội

Tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra không phải do thiếu sự can thiệp, bởi chính phủ liên bang đã chi hàng nghìn tỷ USD trong 55 năm qua và các chương trình hỗ trợ cũng giúp ích được nhiều gia đình. Họ vẫn bị mắc kẹt bởi những vấn đề từ quá khứ, phần lớn là người già và người lao động nghèo.

Những người lớn tuổi ở Inez - vùng đất nhỏ bé ở hạt Martin, Kentucky nằm sâu trong trung tâm của Appalachia, vẫn nhớ rất rõ ngày mà Tổng thống đến thăm thị trấn. 55 năm trước, khom lưng đứng trên hiên nhà, cựu tổng thống Lyndon Johnson đã trò chuyện rất lâu với Tom Fletcher - một người đàn ông da trắng thất nghiệp, thất học và có 8 người con. Sau đó, Johnson sau đó tuyên bố: "Tôi kêu gọi cuộc chiến chống lại sự nghèo đói trên cả nước. Mục tiêu của chúng tôi là giành chiến thắng toàn diện." Tuyên bố đó đã biến Fletcher và hạt Martin vô tình trở thành "gương mặt đại diện" cho cuộc chiến, người dân địa phương thường xuyên cảm thấy chán nản vì các nhà báo và nhiếp ảnh gia kéo đến.

Thế nhưng, có một điều không thay đổi: Fletcher tiếp tục sử dụng tiền trợ cấp khuyết tật trong nhiều thập kỷ và không bao giờ tự kiếm tiền trước khi qua đời vào năm 2004. Còn gia đình ông tiếp tục đấu tranh với sự nghiện ngập và đi tù.

Giờ đây, hạt Martin vẫn chìm sâu trong sự nghèo đói, 30% người dân sống dưới mức nghèo (hộ gia đình 4 người có thu nhập dưới 25.750 USD/năm). Cơ sở hạ tầng kém chất lượng, những con đường tuyệt đẹp dẫn lên núi từng đông đúc nhờ hoạt động khai thác than giờ đây đã tĩnh lặng, đầy vết nứt.

Các vấn đề ô nhiễm xảy ra do thiếu đường ống nước khiến một số nơi mất nước trong nhiều ngày. BarbiAnn Maynard, một người dân khởi xướng việc sửa chữa đường ống, chia sẻ: "Nước chảy ra có màu cam, xanh lam và có cặn trong đó." Chị và gia đình đã không sử dụng nước vòi từ năm 2000, vì chỉ có thể dùng để xả bồn cầu. Một số người khác thì uống nước từ dòng suối trong vùng và tích trữ nước mưa.

Tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra không phải do thiếu sự can thiệp, bởi chính phủ liên bang đã chi hàng nghìn tỷ USD trong 55 năm qua và các chương trình hỗ trợ cũng giúp ích được nhiều gia đình. Họ vẫn bị mắc kẹt bởi những vấn đề từ quá khứ, phần lớn là người già và người lao động nghèo, khiến cho người trưởng thành và trẻ em không có việc làm. Bởi vậy, hiện nay, Mỹ còn tệ hơn các nước khác trong việc giúp đỡ người nghèo.

Theo tiêu chuẩn về mức nghèo, năm 2017, nước Mỹ có 40 triệu người thuộc nhóm này, tương đương 12% dân số. Tiêu chuẩn của ngưỡng này cực kỳ thấp, một gia đình 4 người kiếm được 17,64 USD/ngày/người. Khoảng 18,5 triệu người chỉ kiếm được 1 nửa số tiền đó và chìm sâu trong cảnh nghèo đói. Trẻ em là nhóm dễ rơi vào tình trạng này nhất với 13 triệu trẻ em Mỹ, tương đương 17,5%.

Là quốc gia giàu nhất thế giới, 12% người Mỹ vẫn chìm sâu trong sự nghèo đói đến cùng cực: Không được dùng nước sạch, tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác - Ảnh 1.

Nghèo đói ở trẻ em thường dẫn đến tình trạng tương tự khi trưởng thành và tất cả những vấn đề kéo theo: ảnh hưởng tâm lý, tệ nạn xã hội và năng suất lao động kém. Theo một nghiên cứu mới của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia, ước tính tình trạng nghèo đói ở trẻ em khiến Mỹ phải trả từ 800 tỷ đến 1,1 nghìn tỷ USD mỗi năm do mất lợi nhuận, tỷ lệ phạm tội cao và sức khoẻ yếu kém.

Vậy tại sao một quốc gia giàu có nhất thế giới lại có nhiều người nghèo đến vậy? Và làm thế nào để giải quyết? Bản báo cáo đặc biệt này sẽ trả lời những câu hỏi trên. Ngoài ra, các bài viết cũng cho thấy mức độ nghèo đói đang dịch chuyển từ các thành phố cho tới ngoại ô và xác định mức độ ảnh hưởng, sẽ cân nhắc các doanh nghiệp từ thiện và tư nhân. Bản báo cáo sẽ đưa ra kết luận bằng cách lập luận rằng tăng chi tiêu để chống tình trạng nghèo đói cho trẻ em là cách tốt nhất để tạo sự khác biệt.

Đối với những ý kiến phản đối hàng nghìn tỷ USD được chi cho các chương trình xây dựng lưới an sinh xã hội, cũng như nỗ lực tích cực nhưng viển vông, thì trường hợp của hạt Martin dường như là ví dụ điển hình. Ronald Reagan từng phàn nàn khi còn là tổng thống rằng: "Chúng tôi đã khởi động cuộc chiến chống đói nghèo, nhưng giặc nghèo đã thắng." Quan điểm đó vẫn tồn tại và tồn tại trong chính hệ thống chính trị nước Mỹ. Cánh tả và cánh hữu ngày càng cho rằng nghèo đói là vấn đề không thể can thiệp của chủ nghĩa tư bản. Sự bi quan đó là điều dễ hiểu và không đúng đắn.

Hiện tại, các giải pháp được đưa ra không tuân thủ đúng các chương trình nghị sự tự do hoặc bảo thủ. Trước đây, cánh tả đã nhấn mạnh khả năng của chính phủ trong việc thực hiện sự thay đổi. Còn cánh hữu, không tin vào sự can thiệp của chính phủ và quá tin vào việc thị trường tự do sẽ tự mang lại sự thịnh vượng, mà không có những suy nghĩ sáng tạo. Chính bởi điều này, hoạt động chính trị về vấn đề nghèo đói trở nên bế tắc. Nước Mỹ bị sa lầy trong cuộc "tập trận" kéo dài vô tận để đưa nhóm người nghèo thoát nghèo.

Những cuộc tranh luận giữa các đảng tập trung vào việc liệu những người trưởng thành trong độ tuổi lao động có nên nhận trợ cấp tiền mặt hay không. Tuy nhiên, nhóm người này lại là thiểu số trong nhóm người nghèo hiện nay. Trợ cấp tiền mặt dành cho những bà mẹ thất nghiệp giờ chỉ là một phần nhở của mạng an sinh xã hội so với các chương trình cung cấp hiện vật (như tem phiếu thực phẩm hoặc trợ cấp y tế, chương trình bảo hiểm của chính phủ cho người nghèo) và các khoản tín dụng thuế giúp tăng mức lương của người lao động nghèo. "Hướng đi" chính của hỗ trợ tiền mặt trực tiếp là trợ cấp khuyết tật và an sinh xã hội cho người cao tuổi, không dành cho người trưởng thành khoẻ mạnh.

Do các chương trình chống đói nghèo được mở rộng đáng kể, như tem phiếu thực phẩm và tín dụng thuế thu nhập, nên sau khi được hưởng các chương trình đó, nước Mỹ chỉ có 13,9% là người nghèo. Người cao tuổi từng thuộc nhóm những người nghèo nhất và vẫn thuộc nhóm đó nếu không có khoản hỗ trợ người già và ưu đãi về sức khoẻ từ chương trình Medicare và Social Security. Hiện tại, chương trình này cũng hỗ trợ người trưởng thành ở độ tuổi lao động.

Là quốc gia giàu nhất thế giới, 12% người Mỹ vẫn chìm sâu trong sự nghèo đói đến cùng cực: Không được dùng nước sạch, tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác - Ảnh 2.

Vùng đông Kentucky đã thể hiện rõ sự nghèo đói ở Mỹ kể từ khi ông Johnson tuyên bố về "cuộc chiến". So với những nơi còn lại của đất nước, tỷ lệ nghèo đói ở nơi này vẫn cao. Tuy nhiên, tính theo con số tuyệt đối, tỷ lệ dân nghèo ở đây đã giảm một nửa kể từ năm 1960. Khi John F. Kennedy vận động tranh cử tổng thống ở vùng tây Virginia, ông đã rất bất ngờ không chỉ bởi những con đường tồi tàn mà còn người dân nghèo đói, gầy gò ở đó. Giờ đây, sự nghèo đói thể hiện ra bên ngoài không còn rõ ràng như trước, thay vào đó là những căn bệnh như: bèo phì, thất nghiệp, tàn tật và nghiện ngập.

Mỗi vấn đề về xã hội đều "vây quanh" cả những người khác. Sự lựa chọn cá nhân và cấu trúc xã hội hoà với nhau, gây ra "nút thắt Gordian" về các bệnh lý khó giải quyết cho các nhà hoạch định chính sách. Nền kinh tế quốc gia đã phát triển đem lại thành tựu giáo dục, bỏ lại những lao động tay nghề thấp. Xu hướng giảm công nghiệp hoá và phân biệt đối xử đã làm giảm tiềm năng của nhóm người da màu.

Kết quả là, các gia đình nghèo thuộc mọi chủng tộc ngày càng trở nên bất ổn. Tỷ lệ không kết hôn và sinh con ngoài giá thú đã tăng trong nhóm người này, do đó số lượng mẹ đơn thân ngày càng nhiều - 41% trẻ em trong các hộ gia đình này đều sống dưới mức nghèo. Việc sử dụng ma tuý, đặc biệt là opioid đã tăng theo cấp số nhân, quan hệ gia đình từ đó rạn nứt. Debbie Crum, dành gần như cả cuộc đời ở hạt Martin, chi sẻ: "Tôi lại làm mẹ ở tuổi 72. Cháu trai và bạn gái nó có con nhưng nghiệp ngập. Chúng phải nhờ vả hết vào tôi trước khi tìm được một người phù hợp có thể nuôi nấng bé."

Là quốc gia giàu nhất thế giới, 12% người Mỹ vẫn chìm sâu trong sự nghèo đói đến cùng cực: Không được dùng nước sạch, tệ nạn xã hội gia tăng, nghèo từ thế hệ này sang thế hệ khác - Ảnh 3.

Cục Thống kê phân tích Kinh tế công bố số liệu về nguồn thu nhập, công và tư nhân. Tại một số hạt ở Kentucky, trợ cấp liên bang (gồm tem phiếu thực phẩm, phúc lợi cho người già và tàn tật) chiếm 36% thu nhập. Không có khoản tiền này, những tình trạng như thất nghiệp và nghiện ma tuý còn tồi tệ hơn nhiều. Bệnh viện, trường học và chính quyền địa phương thường là những nhà tuyển dụng ổn định nhất. Trợ cấp y tế, thông qua Obamacare, đã chi trả rất nhiều cho việc điều trị lạm dụng chất gây nghiện ở nhiều nơi trên nước Mỹ do khủng hoảng opioid.

Sự tồn tại của nghèo đói không dập tắt "giấc mơ Mỹ", nhưng sự kéo dài của nó thì có. Lưới an sinh xã hội có thể đã mắc kẹt, dù vấn đề nghèo đói đã có sự tiến triển. Và hiện tại, nước Mỹ phải đối mặt với một mối đe doạ mới. Do bất bình đẳng trong thu nhập và chi phí nhà ở gia tăng, nghèo đói đang dời khỏi các thành phố, tiến đến vùng ngoại ô - nơi mà tình trạng ít được nhận thấy. Người Mỹ da trắng và gốc Tây Ban Nha nghèo thường sống ở những nơi này.

Đối mặt với vấn đề này không phải là cốt lõi của bất kỳ chương trình nghị sự chính trị nào. Nhiều nghiên cứu về kinh tế và xã hội học cho thấy những trẻ em lớn lên ở các quận nghèo tập trung có hậu quả về sau tồi tệ hơn, thu nhập của chúng giảm sút, sức khoẻ yếu đi và cuộc sống gia đình không bình yên. Nhiệm vụ của lưới an sinh xã hội là ngăn chặn chu kỳ đó. Nếu thế hệ trẻ nghèo này có thể làm tốt hơn thế hện trước, thì mạng lưới cần phải mạnh mẽ hơn.

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM