Kinh tế Việt Nam đang bớt dần phụ thuộc vào 'lợi thế về lao động'

17/01/2017 09:06 AM | Kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế đã bớt mở rộng những ngành thiên về thâm dụng lao động đã như khai khoáng, nông nghiệp.

Môi trường kinh doanh năm 2016 là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam khi chúng ta đã đạt số doanh nghiệp "hoạt động" cao ở mức kỷ lục trong 6 năm trở lại đây. Theo ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch phòn thương mại và công nghiệp Việt Nam năm 2016 nhờ những chính sách hỗ trợ lớn từ Chính phủ, hơn 120.000 doanh nghiệp được thành lập. Đây là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 16/1 vừa qua,  tại buổi tọa đàm công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý IV và cả năm 2016 của Viện Nghiên cứ kinh tế và Chính sách Tiến Nguyễn Đức Thành đã đưa ra thông tin mang tính lạc quan về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nếu từ lâu, kinh tế Việt Nam vẫn vốn được quan niệm là phát triển nhanh nhờ lợi thế nguồn lao động giá rẻ, khiến cho nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá sự phát triển của chúng ta là "không có chiều sâu" thì nay, ông Thành nhân định "có khả năng, kinh tế Việt Nam đã bớt phát triển nhờ vào thâm dụng lao động"

Ông Thành đã viện dẫn số liệu về việc tuy số lượng doanh nghiệp tăng kỷ lục nhưng số lao động lại đã giảm trong năm. Theo vị viện trưởng, điều này là do các nền kinh tế đã bớt mở rộng những ngành thiên về thâm dụng lao động đã như khai khoáng, nông nghiệp (thực tế 2 ngành này đã giảm tăng trưởng trong năm qua).

Ngược lại, các ngành sử dụng ít lao động, có sự tham gia nhiều của máy móc đã tăng trưởng mạnh như các ngành công nghiệp là ví dụ điển hình.

Từ những điều này, TS Nguyễn Đức Thành đưa ra nhận định ban đầu rằng : Kinh tế Việt Nam đã bớt phát triển phụ thuộc vào sự thâm dụng lao động".

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM