Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực”

04/10/2019 15:44 PM | Xã hội

Với khoảng 61 triệu người dùng internet, kinh tế internet Việt Nam được dự đoán sẽ chạm ngưỡng 12 tỷ USD vào cuối năm 2019, với sự đóng góp lớn nhất từ thương mại điện tử.

Báo cáo của Google và Temasek mới đây cho biết nền kinh tế internet của Đông Nam Á đang phát triển mạnh nhất ở sáu quốc gia. Nhóm các "tên lửa" này bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Indonesia.

Tuy nhiên, trong khi 4 nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines đang tăng trưởng khá đồng đều với mức trung bình 33% một năm kể từ 2015 thì Việt Nam cùng Indonesia lại vượt trội hơn hẳn.

Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực” - Ảnh 1.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế internet so với tăng trưởng GDP của 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ước tính chạm mốc 40 tỷ USD vào cuối năm nay, nền kinh tế internet của Indonesia khả năng cao sẽ tăng trưởng gấp 4 lần kể từ năm 2015, với tốc độ trung bình là 49%/năm.

Với vị thế quốc gia có kinh tế internet phát triển nhanh và lớn nhất khu vực, Indonesia đang trên đà vượt mốc 130 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử cùng dịch vụ gọi xe sẽ tiếp tục trở thành hai lĩnh vực bùng nổ hơn cả, hưởng lợi lớn nhờ việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng.

Sau khi huy động được gần 4 tỷ USD vào năm ngoái, các công ty khởi nghiệp của nước này tiếp tục lớn nhanh, dẫn đầu là các kỳ lân Bukalapak, Gojek, Tokopedia và Traveloka.

Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực” - Ảnh 2.

Việt Nam đứng thứ hai

Báo cáo cho biết nền kinh tế internet của Việt Nam cũng đang bùng nổ mạnh mẽ. Dự kiến quy mô của khu vực kinh tế này sẽ đạt giá trị 12 tỷ USD vào cuối năm nay, tăng trưởng hằng năm 38% kể từ 2015.

Với tổng giá trị giao dịch – GMV của nền kinh tế internet chiếm khoảng 5% GDP, Việt Nam nổi lên như "cái tên có tính kỹ thuật số nhất trong tất cả các quốc gia trong khu vực".

Thương mại điện tử là nhân tố chính thúc đẩy con số ấn tượng này, nơi những cái tên trong nước như Sendo và Tiki đang cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn của khu vực là Shopee và Lazada.

Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực” - Ảnh 3.

Giá trị nền kinh tế internet của 6 quốc gia Đông Nam Á tính theo GMV năm 2015, 2019 và dự kiến đến 2025.

Những động lực này đang tạo nhiều cơ hội rộng mở cho các doanh nhân SME ở Việt Nam, những người đã nhảy vào nền kinh tế internet để làm kinh doanh. Báo cáo cũng cho biết niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam, quốc gia được tài trợ nhiều thứ ba trong khu vực, sau Singapore và Indonesia, đang ngày càng gia tăng.

Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực” - Ảnh 4.

Cũng theo báo cáo, Việt Nam có lượng người dùng internet đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á với 61 triệu người, sau Indonesia (152 triệu) và Philippines (68 triệu).

Kinh tế internet của Việt Nam “lớn” nhanh thứ hai ĐNÁ, huy động hơn 1 tỷ USD đầu tư trong 4 năm, là cái tên có “tính kỹ thuật số cao nhất trong khu vực” - Ảnh 5.

Thương mại điện tử đóng góp nhiều giá trị nhất vào khu vực kinh tế internet của Việt Nam, dự kiến đạt 5 tỷ USD vào cuối 2019 và chạm ngưỡng 23 tỷ USD đến năm 2025. Theo sau là du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và dịch vụ gọi xe.

Bên cạnh đó, trong bốn năm qua, kinh tế internet nước ta đã thu hút được gần 1 tỷ USD tài trợ và sẽ đạt kỷ lục vào năm 2019.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM