Tiểu thương chợ gốm Bát Tràng: "Lo ngại cho tính mạng của mình"

06/11/2012 15:59 PM |

Sáng ngày 6/11, hàng trăm người dân kinh doanh trong chợ gốm làng cổ Bát Tràng (Hà Nội) vẫn đứng chật kín trước cổng vào chợ để biểu tình chống đối người quản lý khu đất.

Người dân trong làng liên tục la ó, bức xúc trước cách làm việc của Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).

Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh tiếng kêu cứu của người dân Bát Tràng

Hàng loạt khẩu hiệu kêu cứu cho chợ gốm Bát Tràng với nội dung “Hapro hãy trả lại thương hiệu cho chợ gốm”, “Quyết tâm giữ chợ gốm”, “Tính mạng bà con chợ gốm đang bị đe dọa” được giơ lên

Người dân cho biết, họ không chỉ bức xúc với hành động của Hapro mà còn rất lo ngại cho tính mạng của mình.

Đơn kêu cứu của người dân Bát Tràng gửi
UBND huyện Gia Lâm và UBND thành phố Hà Nội

Chợ gốm Bát Tràng ra đời từ năm 2004 với sự hợp tác giữa người dân làng gốm và Công ty CP Sứ Bát Tràng. Theo đó, 2 bên thống nhất đầu tư xây dựng dưới dạng hợp đồng thuê ki-ốt, với diện tích ban đầu là 13,5 m2/ki-ốt.

Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn hợp đồng, phía CTCP sứ Bát Tràng và Hapro đã không đạt được thỏa thuận trong việc kí kết một bản hợp đồng mới với người dân.

Đặc biệt trong ngày 26/10/2012, CTCP Sứ Bát Tràng đã kí hợp đồng cho thuê 5 ki-ốt của chợ cho CTCP Đồng Tiến Thành. Đến ngày 2/11, người dân làng Bát Tràng phản ánh CTCP Đồng Tiến Thành tổ chức năm xe ô tô, hơn mười xe máy đưa khoảng 50 người đến đe dọa và khủng bố tinh thần người dân.

Người của CTCP Đồng Tiến Thành (người đeo kính đen, mặc đồ đen và người đeo kính đen mặc đồ xanh) yêu cầu chủ ki-ốt bàn giao lại gian hàng ngày 2/11

Sau sự cố này, toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ gốm Bát Tràng đã đồng loạt đóng cửa, tập trung tại cổng chợ, phản đối cách làm của Hapro Bát Tràng.


Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng – chủ của 1 trong 5 ki-ốt bị CTCP Đồng Tiến Thành yêu cầu phải dọn hết hàng và nhường lại ki-ốt cho biết: “Việc hơn 50 người kéo về làng đưa ra với lời lẽ và hành vi mang tính chất côn đồ, khiến người dân chúng tôi hết sức bức xúc". Là một chủ của 1 trong 5 ki-ốt bị Hapro bán cho CTCP Đồng Tiến Thành, ông Hưng còn rất lo lắng cho an toàn tính mạng của mình và gia đình.

Chiều ngày 5/11, một cuộc họp giữa đại diện các hộ kinh doanh trong chợ với Hapro Bát Tràng và chính quyền địa phương đã diễn ra. Tuy nhiên, cuộc họp không đem lại kết quả gì.

Đến sáng ngày 6/11, người dân làng gốm Bát Tràng tiếp tục họp bàn với lãnh đạo huyện Gia Lâm, cuộc họp sáng nay không có sự tham gia của đại diện Hapro hay CTCP Sứ Bát Tràng.

Quốc Dũng

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM