Làm ăn lớn từ vốn vay: Những đại gia chân đất

12/05/2015 15:08 PM |

Với quyết tâm chuyển từ làm ăn nhỏ sang làm ăn lớn, từ làm ăn cá thể sang liên kết SX, nhiều hộ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản bước đầu đạt hiệu quả.

Thành công đó có sự đồng hành của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank).

Từ UBND xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang), chúng tôi phải đi xe máy luồn lách qua những con đường liên ấp nhỏ, ngoằn ngoèo, mới tới được trang trại rộng lớn của ông Nguyễn Văn Đời. Trang trại mọc lên trên vùng bãi bồi ngay sát sông Tiền, rợp bóng nhãn.

Khéo làm ăn 

Ông Đời kể, mười mấy năm trước, ông tìm tới vùng bãi bồi này để trồng nhãn. Đến năm 2004, ông bắt đầu đào ao nuôi cá tra. Cá tra cần vốn lưu động lớn nên ngay từ năm 2004, ông đã làm thủ tục vay vốn của Agribank.

Do khéo tính toán làm ăn, ông Đời thường xuyên có lãi và liên tục mở rộng được quy mô sản xuất. Đến nay, ông và những người trong gia đình cùng góp đất, góp vốn làm ăn theo mô hình một tổ hợp tác, đã sở hữu trong tay 7 ha nhãn và 13 ha cá tra. Mỗi năm ông thu được chừng 140 tấn nhãn và gần 5.000 tấn cá tra.

Một ao cá tra của ông Nguyễn Văn Đời... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/lam-an-lon-tu-von-vay-nhung-dai-gia-chan-dat-post142661.html | NongNghiep.vn

Một ao cá tra của ông Nguyễn Văn Đời.

Với diện tích sản xuất và sản lượng nông sản lớn như vậy, nhu cầu vốn lưu động hàng năm của trang trại này là khá lớn. Ông Đời cho biết, mỗi năm, tổng vốn lưu động mà ông bỏ ra lên tới 100 tỷ đồng. Để có đủ vốn quay vòng, ngoài nguồn tích lũy, ông Đời còn được nhà máy tín nhiệm bán chịu thức ăn (khi nào bán cá mới thanh toán tiền, đồng thời tiếp tục vay thêm vốn của Agribank vì lãi suất tốt và nhất là không phải chịu áp lực trả lãi hàng tháng (mỗi chu kỳ vay, cả vốn lẫn lãi có thể gộp lại trả 1 lần). Hiện tại, dư nợ của ông ở Agribank vào khoảng 5 tỷ đồng.

Nhắc lại mối quan hệ với Agribank trong suốt 11 năm qua, ông Đời không thể nào quên quãng thời gian khó khăn nhất trong nghề nuôi cá tra. Ấy là vào năm 2008, cũng như bao người nuôi cá tra khác, trang trại của ông gặp khủng hoảng bởi tình trạng cá đã quá lứa dù giá rất thấp (12.000 đồng/kg) mà không tiêu thụ được.

Sau khi khủng hoảng qua đi ông Đời đã nhanh chóng tiếp tục nuôi cá tra có hiệu quả cho đến bây giờ. Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu trên thị trường khoảng 22.400 đồng/kg. Với giá này, nhiều người nuôi bị lỗ, mà ông Đời nói vui là “lỗ tụt quần”, nhưng ông vẫn có lãi bởi giá thành cá tra do ông SX ra chỉ ở mức 21.000 đồng/kg.

May sao, ông Đời gặp được một doanh nghiệp đồng ý mua cá quá lứa của ông với giá 15.500 đồng/kg. Nhưng doanh nghiệp ra điều kiện ông phải tiếp tục để cá trong ao thêm vài tháng nữa thì họ mới bắt. Để cá lại trong ao thì vẫn phải cho nó ăn hàng ngày. Lấy đâu tiền cho cá ăn khi mà vốn liếng đang thiếu hụt trầm trọng?

Ông Đời lại gõ cửa Agribank Chi nhánh Cai Lậy nhờ giúp đỡ và được đồng ý cho vay vốn duy trì đàn cá. Nhờ đó, ông đã thực hiện được hợp đồng với nhà máy, bán được hết chỗ cá quá lứa với mức giá tốt hơn nhiều so với giá thị trường.

Dân mê tổ hợp tác 

Mỹ Nhơn là một trong những xã có đàn bò thịt lớn ở huyện Ba Tri (Bến Tre), với tổng đàn khoảng 5.000 con. Toàn xã có 1.800 hộ dân, trong đó có tới 1.400 hộ nuôi bò. Từ nhiều năm nay, nuôi bò thịt đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Mỹ Nhơn, giúp cho nhiều hộ trở nên khá giả hoặc thoát nghèo.

Trên địa bàn toàn xã gần như không còn nhà lá, nhà tạm bợ là minh chứng rõ nét cho sự phát triển kinh tế những năm qua, mà bò thịt có phần đóng góp quan trọng vào bậc nhất. Tuy nhiên, nghề nuôi bò thịt ở Mỹ Nhơn có một hạn chế lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa các hộ. Mãi đến năm 2012, ở Mỹ Nhơn mới hình thành một tổ hợp tác nuôi bò thịt đầu tiên có tên gọi là Tổ hợp tác nông nghiệp Phú Mỹ với 47 hộ tham gia.

Ngay từ khi mới thành lập, tổ hợp tác này đã nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Agribank Chi nhánh Ba Tri theo tinh thần của Nghị định 151 năm 2007. Theo đó, ngoài số bò tự có của các hộ, Agribank cho tổ hợp tác mượn vốn mua 35 con bò cái, sau 3 năm hoàn trả lại tiền mượn.

Đến nay, đã có 5 con bò sinh con, 25 con đang phủ nọc. Thấy nuôi bò theo tổ được tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng hơn, nhiều hộ nuôi bò đã xin vào làm thành viên của Tổ hợp tác Phú Mỹ. Đến nay, số thành viên của tổ đã tăng lên 75 hộ với tổng đàn 266 con.

Ông Hồng Văn Công, Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Nhơn cho biết, nhiều hộ trong xã cũng đang mong muốn được tham gia vào mô hình tổ hợp tác để được vay vốn nhiều hơn, dễ dàng hơn, nhất là vay theo hình thức tín chấp. Bởi nhu cầu vay vốn nuôi bò ở Mỹ Nhơn là khá lớn, nhưng diện tích đất bình quân của từng hộ lại ít, nếu đem thế vay vốn ngân hàng, khoản tiền được vay chưa đáp ứng được nhu cầu SX.

Ông Hồ Văn Hiền, tổ phó Tổ hợp tác nông nghiệp Phú Mỹ cho biết, với 75 hộ thành viên trong tổ, nhu cầu vay vốn để nuôi bò hiện lên tới trên 1 tỷ đồng.

Mở rộng quy mô 

Ông Dư Thành Muôn là một hộ chăn nuôi heo lớn ở ấp Hòa Lạc Trung (xã Hòa Định, Chợ Gạo, Tiền Giang) với tổng đàn trên 1.000 con heo thịt và 160 con heo nái. Bình quân mỗi tháng, ông cho xuất chuồng khoảng 200 con heo thịt, trọng lượng 110 kg/con.

Ông Muôn mưu sinh bằng nghề nuôi heo đã hàng chục năm nay, nhưng quãng thời gian để ông trở thành “đại gia” nuôi heo ở Hòa Lạc Trung thì mới bắt đầu từ 7 năm trước. Trước năm 2008, ông Muôn vẫn chỉ là một hộ nuôi heo bình thường, khi trong chuồng chỉ hơn 10 con heo nái. Năm 2008, ông bắt đầu mở rộng quy mô nuôi heo.

Ông Võ Ngọc Sáng tỉa lá ở những cành cao cho cây nguyệt quế trị giá 3 tỷ đồng... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/lam-an-lon-tu-von-vay-nhung-dai-gia-chan-dat-post142661.html | NongNghiep.vnÔng Võ Ngọc Sáng tỉa lá ở những cành cao cho cây nguyệt quế trị giá 3 tỷ đồng.

Để có tiền tăng đàn heo nái, ông đã "gõ cửa" Agribank Chi nhánh Chợ Gạo, vay được vài chục triệu đồng. Vốn nhỏ nhưng với quyết tâm lớn và những toan tính nhanh nhạy, hợp lý, từ đó đến nay, ông Muôn đã liên tục tăng được quy mô đàn heo một cách bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao, kể cả những khi đầu ra cho con heo gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Hạn mức vay mà Agribank dành cho ông cũng đã tăng lên, hiện đã đạt khoảng 1,7 tỷ đồng.

Ông Võ Ngọc Sáng ở ấp Tân Phú (xã Sơn Định, Chợ Lách, Bến Tre) cũng là một điển hình về mở rộng quy mô, thay đổi phương thức SX, kinh doanh một cách rất hiệu quả từ đồng vốn vay. Với 1,5 ha đất vườn, ông Sáng tập trung trồng sầu riêng và chôm chôm.

Bên cạnh đó, ông tận dụng mặt sân và đất xung quanh nhà làm cây kiểng. Trước đây, ông thường lặn lội đi tìm mua những cây kiểng đẹp, có giá trị rồi về bán sang tay ngay cho người khác kiếm chút lời. Ông bảo, hồi đó không có nhiều vốn liếng nên mang cây về có ai hỏi mua là mình phải bán ngay, lấy tiền đi tìm mua cây khác. Cách làm đó tuy mang về lợi nhuận ngay, nhưng lại không nhiều.

Vì thế, từ mấy năm trở lại đây, ông Sáng đã quyết định vay vốn của Agribank Chi nhánh Chợ Lách để có thể giữ cây kiểng ở lại trong vườn được lâu hơn để chăm sóc, uốn tỉa cho đẹp hơn và khi bán đươc giá cao hơn hẳn so với bán ngay như trước đây. Đồng thời, ông vẫn có tiền đi tìm mua những cây có giá trị khác và đầu tư trồng nhiều loại cây kiểng có giá trị kinh tế cao ở trong vườn nhà như tùng, nguyệt quế...

Đến nay, ông Sáng đã sở hữu một vườn cây kiểng được ước tính có giá trị lên tới hơn 10 tỷ đồng. Trong đó, có một cây nguyệt quế mấy trăm năm tuổi, từng là sở hữu của một nhân vật lịch sử, nên có người Hà Nội nghe tin, lặn lội vào tận nơi xem rồi trả giá tới 3 tỷ đồng, nhưng ông Sáng không chịu bán.

Những cây kiểng có giá hàng trăm triệu đồng thì đầy trong vườn nhà ông Sáng. Hàng năm, nguồn thu từ sầu riêng, chôm chôm và cây kiểng của ông vào khoảng 1 tỷ đồng. Trừ chi phí còn lãi ít nhất 600 triệu đồng.

>> Rau sạch giao tận nhà 35.000 đồng/chậu ở Sài Gòn

Theo Thanh Sơn

Cùng chuyên mục
XEM