Không trải qua buồn bã, chán nản, thất vọng, làm sao biết được mùi của hạnh phúc, thành công!

15/11/2016 14:56 PM | Sống

Tác giả Sesbastien Thibault từ tap chí Scientific American đã có bài viết giải thích vì sao bạn nên rơi vào những cảm xúc như buồn bã, chán nản, thất vọng...để từ đó có thể chạm tới sự hạnh phúc

Tạp chí Scientific American là một tạp chí về khoa học nổi tiếng của nước Mỹ.

Mới đây, trên tạp chí này, tác giả Sesbastien Thibault đã có một bài viết nổi bật giải thích rằng tại sao những cảm xúc tiêu cực như sự buồn bã, chán nản thực ra lại rất tốt cho con người.

Một thân chủ ngồi trước mặt tôi (tác giả), nhờ tôi gỡ rối cho những vấn đề anh ta gặp phải trong cuộc sống. Anh này là một trong số những trường hợp bệnh nhân có các cảm xúc buồn bã đến cao độ điển hình mà tôi gặp gần đây

Theo kinh nghiệm trị liệu của mình, không chỉ anh chàng này, tôi thấy xã hội ngoài kia đang có khá nhiều gặp rắc rối về những cảm xúc buồn bã đến cực điểm, như cực kì giận dữ, chán nản hoặc thậm chí suy nghĩ về tự sát như thế này.

Trong những năm gần đây, tôi để ý rằng số người cảm thấy tội lỗi và nhục nhã vì sự tiêu cực của mình đã tăng lên đáng kể. Những phản ứng như thế ắt hẳn bắt nguồn từ quan niệm có phần thiên vị của họ: họ cho rằng suy nghĩ tích cực nên được dung dưỡng.

Tuy nhiên, thật ra thì những sự giận dữ và buồn bã là một phần không thể tránh khỏi và cũng là rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trải qua và chấp nhận những cảm xúc này là rất cần thiết cho tinh thần mỗi người. Nó giống như một bài kiểm tra về cảm xúc, từ đó giúp mỗi con người trưởng thành hơn.

Ngược lại, kìm nén cảm xúc này không những làm tác dụng ngược lại xảy ra mà thậm chí còn khiến bản thân bạn mất đi sự thoả mãn. Như nhà tâm lí học Jonathan M. Adler từ Đại học Kỹ Thuật Franklin W. Olin từng nói “Hiểu được sự phức tạp của cuộc sống có thể là một con đường đặc biệt giúp ích cho quá trình làm giàu tâm hồn

Tại sao lại như vậy, tôi sẽ giải thích ngay dưới đây

Trước hết, những cảm xúc như đau khổ, chán nản, hỗn độn thực ra lá rất có ý nghĩa với bạn

Suy nghĩ và cảm xúc tích cực tất nhiên là có lợi cho tinh thần. Tuy nhiên, cuộc sống với tràn đầy những cảm xúc hạnh phúc có thể là không phù hợp với sự hỗn nơi thực tại.

Thêm vào đó, thế giới quan của con người cũng sẽ trở nên quá “màu hồng”, khiến họ mất cảnh giác trước hiểm nguy hoặc trở nên tự mãn

Adler và Hal E. Hershfield, một giáo sư ngành Marketing ở Đại Học New York, đã cùng nghiên cứu về mối quan hệ giữa những trải nghiệm cảm xúc hỗn độn và với lợi ích của chúng với tinh thần con người.

Hai giáo sư này đã sắp xếp 12 buổi tâm lý trị liệu cho một nhóm bệnh nhân – tình nguyện viên. Trước mỗi buổi, người tham gia cần hoàn tất một bảng câu hỏi để đánh giá tình trạng tâm lý của họ.

Họ đồng thời cũng phải mô tả về các sự kiện quan trọng trong đời trước khoảng thời gian họ tham gia trị liệu, từ đó những cảm xúc của họ sẽ được thống kê và phân loại ra.

Kết quả theo như Adler và Hershfield công bố vào năm 2012 rằng việc bạn cảm thấy phấn chấn và chán nản, nếu như đến cùng một lúc, thì sẽ là rất tốt.

Ví dụ như có một bệnh nhân đã trả lời “nhiều khi tôi thấy buồn vì những gì đã xảy ra, nhưng cùng lúc lại cảm thấy vui và tràn đầy hi vọng vì mình đã có thể vượt qua nó”

Câu trả lời này, theo y học, cho thấy khả năng cải thiện của bệnh nhân này là rất tốt trong một hay hai tuần nữa.

Đúng vậy, dù cho những cảm xúc lẫn lộn này đôi lúc làm bạn khá khó chịu, bạn sẽ không thể phủ nhận rằng chính những cảm xúc tiêu cực này nhiều khi lại ảnh hưởng khá tích cực đến bạn.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: “Cùng lúc cảm thấy tốt và xấu có thể khiến những trải nghiệm tiêu cực dễ chịu hơn, cho phép bạn thấy được ý nghĩa của những điều tiêu cực theo một chiều hướng tốt hơn.”

Vượt xa hiệu quả tinh thần, những cảm xúc tiêu cực nhiều khi lại cũng mang lại hiệu quả về sức khỏe. Adler đã chỉ ra rằng những linh cảm không lành có thể là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bạn đang có vấn đề.

Vì những cảm xúc tiêu cực mang lại lợi ích như vậy nên không khó hiểu khi nhiều khi bạn không thể kìm nén nó

Giá trị tồn tại của những suy nghĩ tiêu cực đến như vậy đã góp phần giải thích tại sao con người khó mà kìm nén chúng.

Một ví dụ chứng minh là vào năm 2009, khi nhà tâm lý học David J. Kavanagh từ đại học Công nghệ Queensland (Úc) và đồng nghiệp đã yêu cầu những bệnh nhân điều trị chứng nghiện rượu hoàn tất một bảng câu hỏi đánh giá ham muốn rượu bia của mình, đồng thời cố gắng kiềm nén những ý nghĩ liên quan đến nó trong 24h trước đó.

Kết quả, họ thấy rằng những người thường tỏ ra phản kháng ý nghĩ về rượu thực chất lại nghĩ đến nó nhiều nhất.

Nhiều nghiên cứu với kết quả tương tự được thực hiện vào các năm sau đó, đã chỉ rõ rằng càng cố chống lại những cảm xúc tiêu cực có thể khiến chúng càng ngày càng lớn mạnh hơn.

Vì thế, lời khuyên của tôi là hãy cứ để những cảm xúc tiêu cựu ấy bộc lộ đến cực điểm, để rồi sau đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Đó chính là lý do vì sao những cảm xúc tiêu cực, theo tôi, chính là chìa khóa dẫn đến sự an lạc.

Vệ Dương

Cùng chuyên mục
XEM