Không phải GDP, đây sẽ là chỉ số tốt để đánh giá một quốc gia phát triển hay không?

25/10/2017 09:36 AM | Xã hội

Việc so sánh những người đi xe đạp dù đủ khả năng đi xe hơi với người buộc phải đạp xe vì không có lựa chọn nào khác sẽ cho chúng ta cái nhìn mới về nền kinh tế.

“Chiếc xe bạn lái định nghĩa giá trị con người bạn”, đây là một câu quảng cáo bán ô tô mà người tiêu dùng thường thấy trên truyền thông. Tuy nhiên, chúng lại không thực sự đúng ở Thái Lan bởi xe đạp đang bất ngờ trở thành biểu tượng quyền quý tại đây.

Phong trào đi xe đạp tại Thái Lan đã phát triển một cách thần tốc. Mỗi cuối tuần, hàng trăm ngàn người trên đất nước này lại ra đường đạp xe quanh các khu sân bay, ngọn đồi hay những khu rừng. Thậm chí chính phủ của nước này cũng hưởng ứng phong trào này, qua đó thúc đẩy hoàng gia cũng như nội các tham gia việc đạp xe.

Câu chuyện xe đạp

Câu chuyện đi xe đạp trở thành trào lưu mới ở Thái Lan cho thấy sự chuyển biến trong xã hội. Trên thực tế, xe đạp đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân khu vực Đông Nam Á suốt nhiều thập niên.

Vào thập niên 1980, những người đi xe đạp không có lựa chọn nào khác vì họ không đủ tiền mua xe xịn hơn. Những người dân nghèo thường di chuyển bằng xe đạp trong khi những thành phố như Chiang Mai ngập tràn xe 3 bánh.

Dẫu vậy, trong vài thập niên trở lại đây, việc sở hữu xe máy hay xe tuk tuk đã trở nên phổ biến ở Thái Lan và thuận tiện hơn nhiều so với xe đạp. Kể từ đây, số lượng xe máy tại Thái Lan bắt đầu tăng chóng mặt, số bệnh nhân nhập viện do liên quan đến khói bụi cũng gia tăng.

Tại Myanmar, xe đạp chiếm số lượng vô cùng lớn khi nền kinh tế này được đánh giá là kém phát triển so với toàn cầu. Những lệnh cấm cùng với mức giá cao khiến đường phố Myanmar vắng bóng ô tô.

Ngay tại Việt Nam đầu thập niên 1990, những chiếc xe đạp là phương tiện giao thông chủ yếu trên đường phố. Khác với Thái Lan hay Myanmar, người Việt sử dụng xe đạp bởi không còn lựa chọn nào khác và cũng bởi vì chúng được gắn liền với hình ảnh anh dũng trong cuộc kháng chiến giành độc lập.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng dùng tới 60.000 chiếc xe đạp để góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Xe đạp cũng trở thành phương tiện chuyên trở chủ chốt dọc đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Dẫu vậy, cũng tương tự như Thái Lan, nền kinh tế phát triển đã khiến người Việt dùng nhiều xe máy hơn do thuận tiện và hợp túi tiền. Trong khi đó, sư bùng nổ xe máy bắt đầu gia tăng tại các miền quê Myanamar và chính phủ đã phải ra lệnh cấm xe máy ở thủ đô.

Đến giai đoạn này, nhiều người cho rằng xe đạp đã đi vào dĩ vàng nhưng việc Thái Lan bùng nổ cơn sốt đạp xe trở lại đã cho thấy điều hoàn toàn khác.

Chỉ số xe đạp

Tại các nước phương Tây, xe đạp thường gắn liền với hình ảnh bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn sức khỏe. Rất nhiều người dân Châu Âu sử dụng xe đạp như phương tiện di chuyển chính dù họ đủ khả năng mua ô tô. Điều này là khá khó khăn đối với các nước Đông Nam Á khi cơ sở hạ tầng ở đây còn kém.

Tuy vậy, dù không thường đạp xe đi làm nhưng người Thái lại rất chịu khó sử dụng chúng vào cuối tuần, tất cả vì mục địch bảo vệ sức khỏe cũng như rèn luyện cơ thể. Một số người lao động phải dậy sớm hay những nhà sư cũng sử dụng xe đạp tại Thái như một phương tiện di chuyển thuận lợi.

Đặc biệt, các du khách tại Thái thực sự thích những chuyến đi bằng xe lam hay de đạp quanh thành phố, tạo nên một mảng dịch vụ phát triển cho thuê xe ở đây.

Rõ ràng, việc đo lường chỉ số xe đạp có thể cho thấy một cái nhìn mới về nền kinh tế khi loại phương tiện này không còn đơn thuần chỉ là lựa chon cho người nghèo. Theo tờ Nikkei Asian Review, lấy số người lựa chọn xe đạp dù có khả năng đi phương tiện khác (A) chia cho số người phải đi xe đạp vì không còn lựa chọn nào (B) ta sẽ có “chỉ số xe đạp”.

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì nền kinh tế có tiến bộ và ngược lại, vẫn còn đang trong quá trình phát triển nếu nhỏ hơn 1.

A/B= (Đang phát triển) < 1 < (Phát triển)

AB

Cùng chuyên mục
XEM