Không phải chiến tranh thương mại, món cà ri mới đang làm đau đầu những nhà hoạch định của nền kinh tế 1,4 tỷ dân Ấn Độ

10/06/2019 14:01 PM | Xã hội

Trong khi người Trung Quốc cuồng thịt lợn, Hàn Quốc thích kimchi, Nhật Bản mê sushi thì tại Ấn Độ, cà ri là loại thực phẩm không thể thiếu trong các nữa ăn. Tuy nhiên chính điều này lại khiến những thành phần tầm thường như cà chua, hành tây...làm nên món cà ri trở nên lũng đoạn thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới về GDP danh nghĩa và được đánh giá có thể vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới nhờ những chính sách kích thích từ chính phủ. Thậm chí nhiều chuyên gia còn dự đoán quốc gia này sẽ vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu vào năm 2020.

Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia kinh tế say sưa nói về những chính sách tiền tệ, cách mạng công nghệ hay chiến tranh thương mại thì chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi lại đang phải đau đầu với những mặt hàng vô cùng bình thường như hành tây và cà chua, những nhu yếu phẩm được sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Vậy tại sao những mặt hàng tầm thường này lại trở thành yếu tố chủ chốt có khả năng phá hủy cả nền kinh tế 1,4 tỷ dân?

Không phải chiến tranh thương mại, món cà ri mới đang làm đau đầu những nhà hoạch định của nền kinh tế 1,4 tỷ dân Ấn Độ - Ảnh 1.

Ấn Độ là 1 trong những nền kinh tế lớn của thế giới, nhiều khả năng thay thế Anh để đứng vị trí thứ 5

Đại chiến Hành tây

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2010 khi hạn hán tại Ấn Độ khiến sản lượng hành tây sụt giảm nghiêm trọng khiến giá của mặt hàng này tăng đột biến, qua đó kích thích một làn sóng lạm phát mạnh trên toàn quốc và thậm chí tác động mạnh đến chính trường của nước này.

Tại Ấn Độ, hành tây và cà chua chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội khi chúng là những nguyên liệu chủ chốt cho các món cà ri hay nhiều loại món ăn khác của người dân. Xin được nhắc lại những món ăn truyền thống như cà ri của Ấn Độ được tiêu thụ như cơm ở Việt Nam hay Trung Quốc. Bởi vậy các thành phần làm nên món ăn như hành tây và cà chua trở thành mặt hàng chiến lược, tương tự như thịt lợn ở Trung Quốc.

Thậm chí trong Thế Chiến II, rất nhiều binh đoàn Anh có lính Ấn Độ đã phải đau đầu nhập khẩu cà ri bởi lính Ấn không thích ăn đồ Phương Tây và họ chẳng thể sống thiếu cà ri.

Hiện Ấn Độ là nước sản xuất hành tây lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc và là 1 trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu. Bởi vậy, khi giá hành tây tăng đột biến từ 0,55 USD/kg lên 1,4 USD/kg trong vòng 1 tuần đã tạo nên cơn địa chấn trong xã hội nước này. Khoảng 20.000 người dân đã biểu tình tại New Delhi để phản đối việc tăng giá quá đáng nay.

Thủ tướng Manmohan Singh khi đó đã phải ra lệnh cấm xuất khẩu hành tây cũng như hạ thuế nhập khẩu để vận chuyển khẩn cấp một lượng lớn hành tây từ nước láng giềng Pakistan. Dẫu vậy, giải pháp tình thế này cũng không triệt để giải quyết tận gốc vấn đề khi hành tây lại tăng giá một lần nữa vào năm 2015 khiến chính phủ Ấn Độ lại một lần nữa phải nhập khẩu khẩn cấp từ Pakistan.

Theo các chuyên gia, việc mỗi bang tại Ấn Độ có cơ quan điều hành thị trường nông sản riêng (APMC), qua đó chỉ định ai có thể mua và ai có thể bán đã khiến thị trường nông nghiệp, nhất là hành tây và cà chua trở nên dị dạng. Hiện khoảng 97% số nông trường hành tây được điều phối bởi APMC, hậu quả là người nông dân phải bán với giá rẻ mạt mặc dù người tiêu dùng vẫn phải trả với mức giá cao.

Không phải chiến tranh thương mại, món cà ri mới đang làm đau đầu những nhà hoạch định của nền kinh tế 1,4 tỷ dân Ấn Độ - Ảnh 2.

Những nguyên nhân khiến giá cà chua và hành tây tăng cao ở Ấn Độ.

Số liệu chính thức cho thấy những thương lái và các nhà phân phối ở New Delhi đã thu lời tới 135%, tương đương mức lợi nhuận 16.000 USD/ngày do các biến động về giá hành tây.

Do những người nông dân ở từng bang chỉ có thể bán hành tây cho một số thương lái có giấy xác nhận kinh doanh nên họ không có điều kiện để thương thảo về giá. Các thông tin về thị trường giao dịch cũng không được công bố rộng rãi nên phần lớn hành tây được nông dân bán theo kg mà không được phân loại. Trong khi đó, người tiêu dùng phải trả mức giá khác nhau cho từng phân loại sản phẩm chất lượng.

Ngoài ra, quy định cấp phép của mỗi APMC của từng bang là khác nhau. Vì vậy nếu một người mua nào muốn thu mua hành tây trên toàn Ấn Độ, họ sẽ phải xin cấp 7.200 tờ giấy phép. Tệ hơn nữa, những người mua chỉ được cấp phép nếu họ có cửa hàng ở tại vùng thu mua của từng bang đó. Chính khó khăn này đã khiến nhiều thương lai thu mua của từng bang trở nên độc quyền cũng như chẳng thể thâm nhập được thị trường bang khác. Nhiều cơ sở thu mua tồn tại qua các thế hệ và hợp tác với nhau để lũng đoạn thị trường nông sản.

Rất nhiều chính trị gia Ấn Độ đã lên tiếng phản đối cách điều hành này của thị trường nông sản nhưng những thương lái vẫn tự do lũng đoạn ngành nông nghiệp. Tồi tệ hơn, không có một quy định nào rõ ràng về vấn đề giá cả nông sản ở các cửa hàng bán lẻ, qua đó tạo không gian cho các đại lý này nâng giá tùy ý. Trong khi đó, hàng triệu người tiêu dùng Ấn Độ không mấy nhạy cảm với giá cả các mặt hàng này cũng như không nắm bắt được các thông tin mùa vụ.

Cà chua trở thành mặt trận mới

Các mặt hàng thực phẩm chiếm tới 46% tỷ lệ chi tiêu của 1,3 tỷ người dân Ấn Độ và điều này khiến chính phủ cực kỳ coi trọng giá cả các mặt hàng. Tuy nhiên, sự bất cập trong chính sách điều hành đang khiến giá các mặt hàng thực phẩm chủ yếu biến động mạnh.

Số liệu của chính phủ cho thấy ít nhất 75% số hộ gia đình Ấn Độ tiêu thụ cà chua nhưng mặt hàng này đã tăng giá từ 3-4 Rupee/kg lên đến 70 Rupee/kg ở một số thị trường. Ngoài nguyên nhân hạn hán, việc hàng loạt hộ nông dân từ bỏ trồng cà chua do lợi nhuận thấp cũng như tình trạng đầu cơ tích trữ của các thương lái đã đẩy giá cà chua ở Ấn Độ tăng cao chóng mặt.

Không phải chiến tranh thương mại, món cà ri mới đang làm đau đầu những nhà hoạch định của nền kinh tế 1,4 tỷ dân Ấn Độ - Ảnh 3.

Lạm phát của Ấn Độ tỷ lệ nghịch với đà suy giảm giá thực phẩm toàn cầu

Không phải chiến tranh thương mại, món cà ri mới đang làm đau đầu những nhà hoạch định của nền kinh tế 1,4 tỷ dân Ấn Độ - Ảnh 4.

Giá cà chua đang đẩy chỉ số giá tiêu dùng của Ấn Độ lên cao

Thị trường hành tây cũng không chịu kém cạnh khi mức giá 17-21 Rupee/kg bị đẩy lên tới 30-35 Rupee/kg. Mặc dù các cửa hàng bán lẻ đều viện dẫn nguyên nhân hạn hán cũng như thiếu nguồn cung nhưng các chuyên gia cho rằng việc các thương lái lũng đoạn cũng như đầu cơ mới là lý do chính đẩy mức giá nông sản cao đến như vậy.

Chỉ số giá tiêu dùng tại Ấn Độ đã tăng 2,99% trong tháng 4/2019 và nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm đi lên. Trong đó những mặt hàng như cà chua, hành tây là các sản phẩm tăng giá nhiều nhất.

AB

Cùng chuyên mục
XEM