Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0

01/09/2019 10:26 AM | Sống

AQ đã được tạp chí Fast Company xác định là "tương lai của công việc" trong khi Tạp chí kinh doanh Harvard mô tả đó như một “lợi thế cạnh tranh mới”.

Natalie Fratto tốt nghiệp đại học Y-Combinator, là cựu chiến lược gia của IBM Watson và cũng từng làm việc tại Tạp chí Fortune, Fast Company. Hiện cô đang điều hành việc mở rộng thị trường quốc tế cho Ngân hàng Thung lũng Silicon. Đồng thời, Natalie cũng đang xây dựng Launch With GS, một sáng kiến trị giá 500 triệu USD để đầu tư vào các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo, tại Goldman Sachs, New York.

Là một nhà đầu tư công nghệ, từng gặp gỡ hơn 200 startup một năm, cô thường xuyên phải đưa ra quyết định nhanh chóng xem ai là người có tiềm năng đạt được những thành công đáng kể trong tương lai.

 Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0  - Ảnh 1.

Natalie Fratto chia sẻ trên diễn đàn TED Talk về chủ đề AQ.


"Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo vĩ đại? Đây là câu hỏi mà tôi luôn tự hỏi mình mỗi ngày.", Natalie chia sẻ trên diễn đàn TED Talk mới đây.

Không xét đến tấm bằng tốt nghiệp từ các trường đại học danh giá, cũng chẳng phải chỉ số cảm xúc EQ hay trí thông minh IQ, cô tin chỉ số khả năng thích ứng (adaptability quotient/AQ) chính là yếu tố làm nên một nhà lãnh đạo vĩ đại thời 4.0.

AQ là gì?

Khả năng thích ứng (AQ) đề cập đến việc một người phản ứng tốt như thế nào đối với sự không thể tránh khỏi của những thay đổi. Thế giới đang tăng tốc, công nghệ biến đổi ngày càng nhanh buộc bộ nào của con chúng ta phải thích ứng kịp thời.

AQ đã được tạp chí Fast Company xác định là "tương lai của việc làm", trong khi Tạp chí kinh doanh Harvard mô tả yếu tố này như một "lợi thế cạnh tranh mới". Đây là kỹ năng quan trọng không chỉ với các nhà lãnh đạo mà đối với tất cả mọi người.

 Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0  - Ảnh 2.

"Bản thân khả năng thích ứng là một dạng của trí thông minh và mỗi chúng ta đều có khả năng trở nên dễ thích nghi. Hãy coi nó như cơ bắp. Nó có thể tập luyện được.", Natalie nói.

Đo lường và rèn luyện AQ

Làm thế nào để đo lường khả năng thích ứng của chúng ta? Natalie sử dụng ba thủ thuật này khi cô gặp gỡ và đánh giá những nhà sáng lập.

Đặt câu hỏi "Nếu như?"

Khi phỏng vấn, thay vì đặt những câu quen thuộc: "Khi nào?", "Tại sao?",… ta có thể sử dụng dạng câu hỏi "Nếu như?". "Điều gì sẽ xảy ra nếu như dòng doanh thu chính của bạn bị cạn kiệt?", "Điều gì xảy ra nếu một đợt nắng nóng khiến mọi khách hàng không thể ghé thăm cửa hàng của bạn?".

Hỏi "Chuyện gì sẽ xảy ra?" thay vì hỏi về quá khứ, điều này buộc não bộ phải tưởng tượng, mô phỏng những viễn cảnh trong tương lai. Sức mạnh của tầm nhìn cũng như những kịch bản mà ai đó có thể nghĩ tới sẽ gợi cho ta rất nhiều về AQ của họ.

 Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0  - Ảnh 3.

Tập mô phỏng là một cách thử nghiệm an toàn để cải thiện khả năng thích ứng. Thay vì kiểm tra cách bạn tiếp nhận và lưu giữ thông tin như bài kiểm tra IQ, bài tập mô phỏng sẽ xem bạn vận dụng thông tin như thế nào, đưa ra điều kiện ràng buộc, để đạt được mục tiêu cụ thể.

Biến mình về số 0

Thủ thuật thứ hai mà Natalie sử dụng là tìm kiếm những dấu hiệu của khả năng "tập quên những gì đã học". Những người sở hữu đức tính này chủ động thách thức điều đã biết, và viết đè lên dữ liệu cũ bằng những thông tin mới.

Điển hình như kỹ sư, nhà truyền thông khoa học nổi tiếng, Destin Wilson Sandlin, người sở hữu kênh Youtube 7 triệu đăng ký, đã lập trình chiếc xe đạp của mình rẽ trái khi anh quẹo phải và ngược lại. Anh ta phải mất gần tám tháng chỉ để học được cách lái chiếc xe đạp ngược này như bình thường.

Việc Destin có thể tập quên cách lái xe trước kia và đến với một chiếc xe mới báo hiệu điều tuyệt vời về khả năng thích ứng của anh ta.

 Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0  - Ảnh 4.

Bạn cũng hoàn toàn có khả năng cải thiện điều này. "Đây không phải một kỹ năng cố định. Thay vào đó, mỗi chúng ta đều có thể cải thiện nó, bằng sự tận tâm và sự chăm chỉ.", Natalie nói.

Còn Gandhi, trong trang cuối của cuốn tự truyện, ông viết: "Tôi phải biến mình về số 0.".Tại nhiều thời điểm trong cuộc đời, ông đã tìm cách đưa bộ não về tâm trí của người mới bắt đầu, số 0.

Đừng khai thác quá khứ

Trước khi bật mí bí quyết cuối cùng, hãy xem xét trường hợp của Blockbuster. Năm 2000, một người tham gia cuộc họp với John Antioco, CEO của Blockbuster và đề xuất quan hệ đối tác để giúp quản lý doanh nghiệp trực tuyến non trẻ này. Tuy nhiên, John Antioco đã cười nhạo và từ chối: "Tôi có hàng triệu khách hàng hiện tại và hàng ngàn cửa hàng bán lẻ thành công. Bây giờ tôi cần tập trung vào kiếm tiền mà thôi."

CEO của Netflix cũng có mặt trong buổi họp hôm ấy. 18 năm sau, Netflix đã mang về 15,8 tỷ USD, trong khi Blockbuster nộp đơn xin phá sản vào năm 2010.

 Không phải chỉ số IQ, EQ hay tấm bằng đại học danh giá, đây mới là điều làm nên một lãnh đạo vĩ đại thời 4.0  - Ảnh 5.

Nhà điều hành Blockbuster quá tập trung vào việc khai thác mô hình kinh doanh đã thành công của mình, đến mức ông không thể nhìn thấy những xu hướng đang phát triển xung quanh. Chính thành công trong quá khứ đã giết chết khả năng thích ứng của vị lãnh đạo này.

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng quá coi trọng việc khai thác và bắt chước mô hình, quy trình trong quá khứ để cố gắng đạt được thành công tương tự. Tuy nhiên, nó có thể ngăn cản con người thích nghi với những thay đổi và những cơ hội tiềm năng. Hãy nhớ, không có mô hình hay khuôn mẫu cố định nào đảm bảo thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Theo T Dương

Cùng chuyên mục
XEM