Không có chí tiến thủ, bạn vẫn có thể tồn tại nhưng đó không phải cách sống của người làm nên "đại sự": Muốn đạt thành tựu, phải có mục tiêu!

11/03/2019 13:07 PM | Sống

Là một người, không cần phải hâm mộ người khác và cũng không nhất thiết phải lãng phí thời gian hâm mộ người khác thành công như thế nào, việc bạn nên làm lúc này là nghĩ cách làm thế nào để chiến thắng chính mình, làm thế nào để bạn của ngày hôm nay mạnh mẽ hơn bạn của ngày hôm qua. Sự tôi luyện và kiên trì, cùng với sự khôn ngoan và tính chăm chỉ của bạn, bạn sẽ thành công.

01

Sáng chủ nhật, khi ngồi tán gẫu cùng một người bạn, anh chàng kể cho tôi một câu chuyện mà chàng ta đã nghe: "Trước tượng Đức Phật có một con đường phủ đầy đá phiến. Mỗi ngày, mọi người bước từng bậc, từng bậc lên phiến đá đó để đi thờ Phật. Đá phiến thấy mọi người cứ giẫm lên nó để đi thờ Phật, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Đá phiến cho rằng nó và Đức Phật ban đầu từ cùng một hòn đá, tại sao nó phải trở thành một hòn đá bình thường, bị mọi người giẫm lên cơ chứ! Nó trách Đức Phật, cho rằng điều này là quá bất công! Đức Phật nói rằng: Không có gì là bất công cả. Ngươi chỉ cần chịu bốn nhát dao đã có hình dạng như hôm nay rồi, nhưng ta phải chịu mười ngàn nhát cắt và đục, trải qua đau đớn mới trở thành Phật, mới được người đời tôn thờ."

Người bạn đó nói rằng câu chuyện này đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho anh: Làm người thực sự cần phải trau dồi bản thân để trở nên tài năng; sự trả giá, sự nỗ lực khác nhau, tất yếu kết quả sẽ không giống nhau.

"Bảo kiếm từ sự mài giũa mà ra, hương thơm hoa mận từ những ngày tiết đông giá lạnh mà đến." Nếu muốn trở thành một người trên vạn người, bạn nhất định phải chịu được cái đau khổ trong sự đau khổ. Miễn là có tham vọng, hãy nỗ lực. Bạn nên nhớ rằng không bỏ công sức, không nỗ lực, phiến đá mãi mãi không bao giờ có thể trở thành một bức tượng Phật!

Không có chí tiến thủ, bạn vẫn có thể tồn tại nhưng đó không phải cách sống của người làm nên đại sự: Muốn đạt thành tựu, phải có mục tiêu! - Ảnh 1.

02

Ở Châu Phi mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên con linh dương nghĩ đến là nó phải chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị ăn thịt. Đồng thời, con sư tử thức dậy sau giấc ngủ, điều đầu tiên lóe lên trong tâm trí nó là phải bắt con linh dương chạy nhanh nhất, hoặc là nó sẽ chết đói. Vì vậy, gần như cùng lúc, linh dương và sư tử đều chạy về phía mặt trời.

Đây là một hiện tượng rất phổ biến trong giới sinh vật. Linh dương và sư tử đang vật lộn cho cùng một mục tiêu – sinh tồn. Đây là bản năng của động vật và con người cũng vậy, luôn theo đuổi mục tiêu này hoặc mục tiêu khác. Nhưng điều làm nên sự khác biệt quan trọng nhất đó là con người - hoạt động có ý thức, động vật - bản năng giản đơn. 

Loài vật vì sinh tồn mà ra sức chạy, huống chi con người? Con người sống trên thế giới này để làm gì? Đó là thực hiện giá trị tồn tại của bản thân, nghĩa là để xã hội nhận ra sự giá trị tồn tại của chính mình, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống. Không có chí tiến thủ, tầm thường, vẫn có thể tiếp tục sống nhưng đó không phải cuộc sống đích thực.

Nhà vật lý nổi tiếng Cooper nói: "Cuộc sống giống như đánh một quả bóng khi chơi golf, phải có một mục tiêu rõ ràng". Đúng vậy, con người sống không thiếu một mục tiêu rõ ràng. Không có mục tiêu, phương hướng và động lực để tiến về phía trước tựa như con thuyền lênh đênh trên biển, không có người lái, nó có thể đâm vào đá hoặc mắc cạn bất cứ lúc nào. Không có mục tiêu, con người sẽ sống thụ động và thụ động, làm việc trong vô thức. 

Chẳng hạn, nhà sư đánh chuông trong chùa, nhà sư không bao giờ nghĩ đến việc một ngày nào đó mình sẽ thất nghiệp, hay là đổi nghề, chỉ mòn mỏi chờ đợi quy thiên. Nếu linh dương và sư tử chỉ biết ẩn nấp, trốn tránh, chắc chắn chúng sẽ bị ăn thịt hoặc là chết đói, nhưng chúng luôn chạy về phía trước và tiến về phía trước vì chúng có mục tiêu sống sót, đó vừa là phương hướng và động lực.

Không có chí tiến thủ, bạn vẫn có thể tồn tại nhưng đó không phải cách sống của người làm nên đại sự: Muốn đạt thành tựu, phải có mục tiêu! - Ảnh 2.

Mang trong mình mục tiêu, hoài bão, chúng ta phải đuổi theo nó, chuyên tâm nỗ lực. Cuộc sống đích thực đó là chúng ta phải có một niềm đam mê bất khuất, phải làm hết những gì chúng ta có thể, phải có tinh thần "ất đáo Trường Thành phi hảo hán" (không đến Vạn Lý Trường Thành thì không phải anh hùng). Cooper nói thêm: "Sau khi bạn ném quả bóng trong tay mình hướng vào mục tiêu, bạn cũng phải tiến lên chạy theo nó." Đây là một quan điểm sống tích cực. Nếu cả ngày chỉ lãng phí thời gian với việc ảo tưởng, ếch ngồi đáy giếng, không chịu tiến bộ. Vậy thì, mục tiêu có sáng chói đến mấy suy cho cùng cũng chỉ là viển vông mà thôi.

Tuy nhiên, luôn có hai khả năng sau sự phấn đấu - thất bại và thành công. Thất bại làm người ta đau đớn, nhưng thất bại không thể khiến người chịu đau chùn bước, giậm chân tại chỗ, mà họ lau đi giọt nước mắt, tiếp tục hành trình. Giống như linh dương bị ăn thịt và sư tử bị chết đói, ta không thể ngăn chúng chạy về phía trước. 

Nhà văn nổi tiếng Afghanistan - Gul Pacha Ulfat từng nói: "Bất cứ ai, chỉ cần anh ta chưa từng nếm qua mùi vị của đói khát, anh sẽ không bao giờ có thể thưởng thức trọn vẹn được sự ngon ngọt của cơm và nước". Người không có mục tiêu, hoặc người đã từng có mục tiêu, họ sẽ không bao giờ nếm được dư vị hạnh phúc và sự sung sướng trong quá trình theo đuổi mục tiêu. Ngay cả khi thất bại, cũng có thể nhủ với lòng mình, tôi không hối tiếc!

Bất kể sống theo phương thức nào, con người nên có một thái độ tích cực bước vào cuộc sống và theo đuổi mục tiêu. Cho dù bạn là linh dương hay sư tử, khi mặt trời mọc, bạn phải không do dự mà tiến về phía trước. Cuộc sống chính là như vậy.

Đó là triết học nhân sinh, câu chuyện trên gợi cho ta rất nhiều đạo lý làm người. Ngày nay, cuộc sống càng hiện đại, cạnh tranh càng khốc liệt, mọi người đều không muốn bản thân bị đào thải, đều muốn sống một cuộc sống tốt hơn, đều có ước mơ và lý tưởng riêng. Nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại là những người thành công không dành nhiều thời gian để nói về ước mơ và lý tưởng của họ. 

Không có chí tiến thủ, bạn vẫn có thể tồn tại nhưng đó không phải cách sống của người làm nên đại sự: Muốn đạt thành tựu, phải có mục tiêu! - Ảnh 3.

Họ không lãng phí thời gian để phàn nàn về những đau khổ và khó khăn của mình, không ghen tị, ngưỡng mộ thành công của người khác mà cảm thấy tự ti về bản thân. Những người thành công sẽ chỉ làm những gì họ nên làm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, không một câu oán trách, càng không ngưỡng mộ người khác vì trong thâm tâm, mục tiêu, lý tưởng, động lực đã lấp đầy trái tim của họ rồi.

Một số người giống như những phiến đá kia, một số người giống như tượng Phật đá kia. Những người như phiến đá, họ nghĩ rằng mình đã chịu đựng "đủ" khó khăn, áp lực của cuộc sống tàn nhẫn mang lại, cho rằng bản thân nên nhận được những gì xứng đáng, bởi vì họ đã phải "chịu đựng". Trên thực tế là họ đang chờ đợi sự báo đáp, ngay từ đầu khoảng cách giữa họ và mục tiêu đã quá xa vời, gần như không có một tia hi vọng kéo gần. 

Họ hận xã hội, hận ông trời, cảm thấy thật chán ghét. Họ cho rằng bản thân đã chịu khổ quá nhiều, tại sao vẫn không thể thành công, tại sao vẫn không đạt được thứ mình mong muốn? Họ vừa ghen tị vừa hâm mộ với những người giống Phật đá. Những người giống như tượng Phật đá, họ đã chịu đựng bao nhiêu? Không ai biết, họ dành bao nhiêu thời gian, xuân hạ thu đông bất kể ngày đêm mới có thể trở thành một vị Phật đá uy nghiêm và đáng kính. Mọi người chỉ chăm chăm vào kết quả mà không quan tâm đến quá khứ, quá trình đi đến thành công của họ. So với khó khăn, trắc trở mà Phật đá phải trải qua, phiến đá đã là gì?

Triều Anh

Cùng chuyên mục
XEM