Không chỉ tạo viral khắp cõi mạng, đến Highlands Coffee cũng phải bắt trend hoa bỉ ngạn: Ý nghĩa thực sự của loài hoa "xứ giả địa ngục", nghe xong chưa chắc đã dám dùng

26/01/2024 11:08 AM | Sống

Truyền thuyết kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa mọc ở hai bên đường xuống hoàng tuyền. Khi linh hồn đi ngang qua, hoa bỉ ngạn sẽ lấy đi toàn bộ hồi ức của con người, để khi đầu thai, họ không còn nhớ những kí ức của kiếp trước.

Vì sao trend hoa bỉ ngạn bỗng nhiên hot đến vậy?

Trên mạng xã hội (Facebook, TikTok) đang rộ lên trend ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn. Không chỉ người nổi tiếng mà ngay cả các fanpage, hội, nhóm, thương hiệu lớn cũng "đu trend", khiến "hoa bỉ ngạn" trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều những ngày qua.

Trào lưu hoa bỉ ngạn được cho là khởi nguồn từ clip dài 16 giây của một tài khoản TikTok tên là manchausa96 từ năm 2022 (Mạn Châu Sa, còn có nghĩa là bỉ ngạn đỏ).

Clip gốc tạo ra trào lưu ý nghĩa các màu hoa bỉ ngạn - Clip TikTok Manchausa96

Clip này có nhắc đến ý nghĩa khác nhau của từng màu sắc hoa bỉ ngạn trên nền nhạc Day by day (một ca khúc của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc T-ara, phát hành năm 2012).

Cụ thể, "bỉ ngạn đỏ hồi ức đau thương, bỉ ngạn vàng vĩnh viễn không gặp lại, bỉ ngạn trắng sự tinh khiết, bỉ ngạn xanh hy vọng tương lai sẽ gặp lại".

Không chỉ tạo viral khắp cõi mạng, đến Highlands Coffee cũng phải bắt trend hoa bỉ ngạn: Ý nghĩa thực sự của loài hoa "xứ giả địa ngục", nghe xong chưa chắc đã dám dùng - Ảnh 2.

Cư dân mạng "ăn theo" trend ý nghĩa loài hoa bỉ ngạn

Giữa những clip ấn tượng, được đầu tư bài bản trên TikTok, clip ý nghĩa những màu hoa bỉ ngạn được chú ý bởi giọng nói có phần sến sẩm, nội dung đơn giản nhưng dễ tạo "viral". Riêng bài đăng trên TikTok này đang thu hút sự tương tác lên tới 3,7 triệu lượt thích và hơn 6.500 lượt bình luận.

Không chỉ tạo viral khắp cõi mạng, đến Highlands Coffee cũng phải bắt trend hoa bỉ ngạn: Ý nghĩa thực sự của loài hoa "xứ giả địa ngục", nghe xong chưa chắc đã dám dùng - Ảnh 3.

Các thương hiệu lớn cũng dùng ý nghĩa loài hoa bỉ ngạn để quảng cáo cho sản phẩm

Để bắt trend, dân mạng dùng những hình ảnh trùng với màu sắc được nhắc trong clip (đỏ, vàng, trắng, xanh) kèm nhạc nền. Song, trái ngược với lời thoại nói về ý nghĩa buồn của các màu hoa bỉ ngạn, dân mạng lại tạo ra các clip "ăn theo" khá hài hước, gây cười.

Ý nghĩa thực sự của loài hoa bỉ ngạn

Hoa bỉ ngạn còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác như: Long Trảo Hoa, Mạn Châu Sa Hoa, Hồng Hoa Thạch Toán,... Do có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản nên chúng thường được hiện diện trong các bài hát, lời thơ và cả phim truyện của hai nước này.

Ở mỗi quốc gia khác nhau thì ý nghĩa về loài hoa bỉ ngạn cũng khác nhau. Ví dụ như với Nhật Bản, đây là loài hoa biểu trưng cho hồi ức buồn đau, tuyệt vọng. Hay ở Triều Tiên, đóa hoa đã khắc họa sự nhung nhớ về nửa kia. Còn Trung Quốc, khi nhắc đến hoa bỉ ngạn thì cũng như nhắc về sự phân ly, chia lìa.

Nhìn chung, hoa bỉ ngạn thường mang đến ý nghĩa chia ly, u buồn, không may mắn hay biểu thị sự chết chóc, tan thương. Đồng thời, chúng còn gửi gắm đến mọi người rằng ái tình chỉ là ảo mộng, duyên hết thì tình đứt, trả hết nợ một đời thì không nên luyến tiếc để rồi thêm đau khổ.

Không chỉ tạo viral khắp cõi mạng, đến Highlands Coffee cũng phải bắt trend hoa bỉ ngạn: Ý nghĩa thực sự của loài hoa "xứ giả địa ngục", nghe xong chưa chắc đã dám dùng - Ảnh 4.

Hoa bỉ ngạn - Mạn Châu Sa Hoa có nhiệm vụ làm sứ giả dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi

Hoa bỉ ngạn còn gắn với truyền thuyết về đôi tình nhân Mạn Châu và Sa Hoa. Hai người tuy yêu nhau nhưng không thể gặp gỡ do luật trời đã định. Vì quá thương nhớ đối phương nên cả hai đã trái luật trời, tìm về bên nhau và thề nguyện chẳng bao giờ lìa xa. Cũng vì điều này mà họ đã bị đày xuống trần gian, rồi trở thành hoa và lá của cùng một loài cây.

Cây này sở hữu một nét đẹp kiêu sa nhưng lại chất chứa nhiều nỗi u buồn. Đặc biệt, khi hoa nở thì lá không mọc nữa cũng như khi lá phát triển thì hoa lại chẳng xuất hiện bao giờ. Việc hoa và lá không gặp nhau cũng giống như sự trừng phạt dành cho Mạn Châu và Sa Hoa, khiến họ mãi chia tách nhau.

Bỗng một hôm, Đức Phật vô tình phát hiện loại hoa có sắc đỏ rực rỡ cả một vùng, vừa thể hiện sự nhung nhớ, vừa ẩn chứa bao u sầu. Hiểu được huyền cơ trong đó, Đức Phật đã động lòng xót thương và đem chúng về nơi Cực Lạc.

Vốn là miền Phật quốc, là chốn thanh tịnh, loài hoa này đành phải rũ bỏ các cảm xúc u buồn, nhớ thương,... ở lại trần gian. Để rồi những cảm xúc ấy kết thành một sắc đỏ rực rơi xuống sông Vong Xuyên.

Lúc này, Bồ Tát Địa Tạng đã gieo xuống hạt giống để chúng trở thành đóa hoa đỏ tươi bay lên khỏi mặt nước. Cũng từ đó, loài hoa đỏ này được gọi là Mạn Châu Sa Hoa có nhiệm vụ làm sứ giả dẫn các linh hồn đi về phía luân hồi.

Còn những đóa hoa ở cùng Đức Phật chốn Cực Lạc thì hóa thành sắc trắng tinh khiết, không nhuốm bụi trần. Chúng được gọi là Mạn Đà La Hoa – hoa của cõi Phật. Đây cũng là một tên gọi khác của hoa bỉ ngạn.

Không chỉ tạo viral khắp cõi mạng, đến Highlands Coffee cũng phải bắt trend hoa bỉ ngạn: Ý nghĩa thực sự của loài hoa "xứ giả địa ngục", nghe xong chưa chắc đã dám dùng - Ảnh 5.

Hoa bỉ ngạn còn tượng trưng cho nỗi buồn và chia ly trong tình yêu

Từ đó, hoa bỉ ngạn có 2 màu sắc chính, một là hoa trắng tinh khiết tượng trưng cho sự vô dục vô cầu, vô bi vô khổ. Màu còn lại là đóa hoa đỏ rực gợi nhớ sự chia ly, u buồn.

Ngoài ra, có hoa bỉ ngạn hồng tượng trưng cho tình yêu, vẻ đẹp nữ tính và một niềm đam mê mãnh liệt.

Hoa bỉ ngạn vàng gợi đến sự chia ly mãi mãi, chẳng thể nhìn thấy đối phương, nhưng ẩn sâu nơi con tim vẫn có bóng hình người kia.

Hoa bỉ ngạn tím đã khiến bao người đắm say bởi mang một sắc màu thủy chung, dù khổ đau đến mấy thì tình yêu vẫn luôn vẹn tròn, thuần khiết như thuở ban đầu. Ngoài ra, chúng còn tượng trưng cho việc sau bao ngày chia xa thì bạn cũng sẽ đoàn tụ với nửa kia.

Bên cạnh đó, nhiều người thường nhắc tới loại hoa bỉ ngạn xanh nhưng thực ra nó không có thật. Màu hoa bỉ ngạn xanh xuất hiện trong bộ truyện tranh anime Nhật Bản – Kimetsu (tên đầy đủ là Kimetsu No Yaiba). 

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM