Khoa học đã chứng minh làm nhiều thì… mệt nhiều, vì thế hãy quẳng ngay công việc đi khi rời công sở

21/09/2016 15:35 PM | Kinh doanh

Cuồng công việc, ôm việc không khiến chúng ta thành công hơn. Hãy biết cách ưu tiên các việc quan trọng, cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đó mới là cách làm khôn ngoan làm ít mà vẫn hiệu quả và đảm bảo việc thăng tiến.

Chúng tôi đã nói chuyện với bốn người đã từng là những người cuồng công việc. Nhưng sau một thời gian họ đã chuyển sang phát triển kĩ năng để trở nên chuyên nghiệp thay vì hùng hục làm việc.

Nếu có thời gian tham dự các hội thảo kinh doanh hoặc các cuộc tụ họp của các doanh nhân và bạn sẽ nghe đến “chán” tai câu "Tôi là một người tham công tiếc việc", hoặc "thời gian duy nhất tôi không tập trung vào công việc là năm giờ tôi ngủ mỗi đêm.

Tuy nhiên vấn đề là những câu nói cửa miệng kiểu này mang tính chất khoe khoang là chủ yếu thay vì thừa nhận cay đắng rằng anh ta đang bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống trầm trọng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện làm việc không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe của bạn, mà còn gây hại cho mối quan hệ cũng như công việc của chính bạn.

Bạn nghĩ mà xem, cây cối muốn lớn lên xanh tốt cần tưới nước và chăm bón. Vậy nếu bạn bỏ bê tất cả các mối quan hệ mà chỉ chăm chăm chú tâm vào công việc thì tất nhiên, mối quan hệ đó sẽ ngày một mai một dần.

Bên cạnh đó, chỉ mải làm việc, vận dụng hết công sức của bản thân, ngủ ít, thức nhiều thường xuyên căng thẳng có thể làm sức khỏe của bạn bị suy kiệt. Những căn bệnh như tim mạch, trầm cảm, thậm chí đột quỵ có thể ghé thăm bạn bất cứ lúc nào.

Tại sao lại như vậy?

Bởi chính xã hội của chúng ta, quan niệm về thành công mà lâu nay chúng ta được biết.

Lucy Kirkness – đã từng là một người cuồng việc đặc biệt sau khi thành lập công ty của riêng mình cho biết. “ Sau khi thành lập công ty của riêng tôi, tôi đã trở thành người cuồng việc bởi những nỗi sợ mơ hồ về việc không làm theo con đường của những người thành công trên thế giới. “

“Trên mạng có đầy rẫy những thông tin về việc các nhà sáng lập khởi nghiệp dậy từ 4 hoặc 5 giờ sáng, làm việc cho tới tối muộn. 7 ngày một tuần. Điều đó thực sự ấn tượng với tôi, tuy nhiên điều tôi thực sự làm đó là tôi nhanh chóng phát hiện ra cách làm việc này không phải là cách duy nhất dẫn mình tới thành công.”

Ngoài Lucy, còn 3 người nữa cùng đồng quan điểm là nói không với cách làm việc theo kiểu cuồng việc. Thay vào đó, họ thay đổi để khiến làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, cân bằng giữa cuộc sống và công việc của mình.

Dưới đây chính là các phương pháp của họ:

1. Đừng e ngại việc từ chối khách hàng

Lúc đầu, giống như những người cuồng công việc khác, Lucy hăng hái bắt tay vào công việc. Mỗi ngày có một danh sách dài những “to – do list” được cô lập ra. Và cô đã làm việc hùng hục để hoàn thành nó vào cuối ngày.

Đến một ngày, cô cảm thấy cả thể chất và tinh thần mình đều kiệt quệ vì mệt mỏi. Lúc đó cô mới phát hiện ra một nghịch lý đó là nhiều việc cô đã làm xong nhưng kết quả thật tệ.

Cô bắt đầu học cách từ chối các yêu cầu của khách hàng và sắp xếp nó theo thứ tự quan trọng. Từ đó cô phát hiện ra rằng cô hoàn thành mọi việc tốt hơn đồng thời còn có thời gian dành cho bản thân.

Biết cách từ chối để tập trung vào công việc và hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả đó chính là bài học số 1.

2. Hãy tin rằng việc bạn dứt ra công việc hoàn toàn dù mất thời gian nhưng vô cùng có lợi cho bạn.

Juliet Francis bắt đầu thành lập công ty PR riêng của mình ở tuổi 30 và sớm phát hiện ra rằng cô không bao giờ thực sự dứt ra công việc hoàn toàn.

"Tôi là một nô lệ đối với chính bàn làm việc của mình, tôi cố giải quyết tất cả các yêu cầu và hoàn thành danh sách việc cần làm dài dằng dặc. Nhưng việc đó chẳng bao giờ kết thúc," cô nói. Ngay cả thời gian giải trí cô cũng dành để thảo luận công việc gì đó. Cô thừa nhận điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân của cô. Kể từ đó, cô học cách bỏ công việc ra khỏi đầu khi ngày làm việc kết thúc.

"Văn hóa làm việc hiện tại luôn ủng hộ việc liên tục bận rộn, liên tục làm việc," cô nói, "nhưng tôi đã phát hiện ra rằng tôi thực sự làm việc hiệu quả hơn với một sự cân bằng công việc / cuộc sống lành mạnh, đem lại cho bản thân mình thời gian và không gian để sáng tạo ". Đối với Francis điều đó có nghĩa là bỏ lại các thiết bị của mình và đi đến các lớp học yoga ba lần một tuần và cũng tham gia đi bộ.

Nhờ đó, công ty của cô ngày một phát triển bởi bà c hủ trẻ sáng tạo, tự tin và luôn biết cách làm nhân viên của mình vui vẻ.

3. Chia sẻ với bạn bè và người thân về cảm xúc trong công việc

Scott Woodley đã từng là một giáo viên tiểu học, ông trở thành doanh nhân khi ông thành lập Tutora , một thị trường trực tuyến cho phép sinh viên và phụ huynh tìm giáo viên, gia sư, giảng viên địa phương để dạy tại nhà. Woodley nói rằng khi ông còn là giáo viên ông đã có khuynh hướng tham công tiếc việc nhưng dấu hiệu này càng trở nên rõ rệt hơn sau khi ông thành lập công ty riêng của mình.

rằng giá trị cá nhân của riêng tôi được bao bọc trong các doanh nghiệp đã thành công thế nào."

"Khi đối mặt với sự lựa chọn giữa làm việc hoặc làm điều gì đó cho bản thân mình, không làm việc thì cảm thấy ích kỷ, vì vậy tôi bắt đầu làm việc lâu hơn và ngày càng dài hơn, cho đến khi cuối cùng tôi biết rằng tôi sẽ không thể tiếp tục," Woodley nói. "T ất cả những sở thích của tôi đã nhanh chóng được thay thế bằng công việc. Tôi chẳng có chủ đề nào để nói chuyện ngoài việc công ty sẽ vận hành ra sao.”

Tuy nhiên, hiện tại Woodley nói ông không còn là một người nghiện làm việc, nhờ làm một điều quan trọng: nói chuyện với bạn bè và gia đình về cảm xúc của mình về công việc của mình.

4. Học cách giao nhiệm vụ cho người khác

Điểm chung của những người cuồng việc đó là thích ôm việc vào người. Vì thế việc biết cách phân công và giao nhiệm vụ sẽ giúp cho “cơn nghiện” làm việc sẽ dần dần được xỏa bỏ.

Bourlet – một nhà marketer kĩ thuật số nổi tiếng cho biết việc giao công việc cho những người khác có hai lợi ích. "Đầu tiên, điều đó nghĩa là tôi có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất. Ví dụ, bằng cách cắt giảm số lượng các trang web tôi đã chạy, tôi có thể tập trung nhiều hơn thời gian của tôi về tôi blog du lịch . Lợi ích thứ hai từ cắt giảm số lượng công việc cũng có nghĩa là tôi không bị kiệt sức. do đó bằng cách kiểm soát mức độ căng thẳng và không đẩy bản thân mình vượt quá giới hạn, có nghĩa là tôi là một công nhân hạnh phúc, làm ít mà vẫn hiệu quả và được thăng tiến.

Thụy Dương

Cùng chuyên mục
XEM