Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm

11/02/2018 10:02 AM | Xã hội

Như một thông lệ, mỗi năm cứ đến gần Tết Nguyên đán là tái diễn cảnh dòng người xếp hàng chờ rút tiền tại các máy rút tiền tự động (ATM). Và năm nay, đến hẹn lại lên, một số máy ATM lại… hết tiền.

Đó là nội dung cuộc gọi điện thoại mà PV nghe được từ một nam thanh niên trước cửa Chi nhánh Vietcombank Bắc Linh Đàm lúc 16h chiều ngày 09/02 (24 tháng Chạp). Không chỉ chen chân tại các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, người dân Hà Nội còn phải xếp hàng chờ rút tiền tại các máy ATM vào những ngày giáp Tết Mậu Tuất. Theo ghi nhận, các máy ATM ở những khu vực đông dân cư luôn trong tình trạng quá tải, cảnh người dân xếp hàng diễn ra từ sáng đến đêm trong ngày 24 tháng Chạp.

Đông đúc nhất phải kể đến ATM của Vietcombank, bên trong khách hàng chờ giao dịch, ngoài sân khách hàng xếp hàng chờ đến lượt rút tiền.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 1.

Mặc dù có đến 5 máy ATM đặt trước chi nhánh này nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 2.

Hình ảnh lúc 16h chiều 24 tháng Chạp tại một cây ATM của Vietcombank khu vực Linh Đàm.

Đến 22h đêm cùng ngày, người dân vẫn kéo đến khá đông. Một số người tặc lưỡi bỏ đi với ý định quay lại vào sáng hôm sau. Trong khi bên trong Chi nhánh vẫn sáng đèn.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 3.

Lúc 22h đêm vẫn còn rất nhiều người đứng chờ để rút tiền

Ngay kế bên, máy ATM của Techcombank cũng đông đúc không kém từ sáng đến đêm.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 4.

ATM Techcombank lúc 16h chiều ngày 24 tháng Chạp

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 5.

...và 22h cùng ngày.

Cũng trong chiều 24 tháng Chạp, hai phòng giao dịch của BIDV và VPBank Bắc Linh Đàm cũng diễn ra cảnh tương tự là phải xếp hàng để rút tiền. Lượng người đến giao dịch bên trong chi nhánh ngân hàng cũng khiến cho vỉa hè trước hai PGD đỗ kín xe gắn máy.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 6.
Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 7.
Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 8.
Khoảng 22h đêm cùng ngày, một số người vẫn kiên nhẫn chờ đợi.

Tại khu “Chung cư ông Thản”, máy ATM của VPBank dù ít người hơn nhưng khách vẫn phải xếp hàng chờ đến lượt.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 9.
Cảnh tượng tương tự diễn ra tại các máy ATM của BIDV và Vietcombank trên đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội vào chiều cùng ngày.
Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 10.
ATM Vietcombank Giải Phóng lúc 17h

Trên phố Kim Đồng (Hoàng Mai), một con phố chỉ khoảng 300m nhưng có sự hiện diện của nhiều ngân hàng, lượng người rút tiền không quá đông do khu vực này không có nhiều văn phòng, nhưng từ sáng đến đêm không khi nào vắng khách:

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 11.

Đáng chú ý, mặc dù NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải luôn sẵn sàng nhân lực và tiền mặt để tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời cho ATM, không để ATM ngừng hoạt động, thế nhưng đoạn phố Kim Đồng có tới 3 máy ATM liền nhau ngừng hoạt động trong ngày 24 tháng Chạp, đó là ATM của VIB, ACB, và Agribank.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 12.
Đến 22h30 cùng ngày, mới chỉ có ATM của VIB được khắc phục lỗi, trong khi máy ATM của ACB và Agribank vẫn trong tình trạng “out of service”.
Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 13.

Trước tình trạng quá tải của các máy ATM, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm các máy ATM ở khu vực xa trung tâm hoặc ở bên trong các tòa nhà, bên trong các ngân hàng luôn có ít người đến rút tiền. Đặc biệt, trong những ngày này khách hàng không nhất thiết phải rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng nơi khách hàng mở thẻ. Các máy ATM của những ngân hàng nhỏ, ít người mở thẻ cũng là lựa chọn hợp lý cho dù khách hàng phải trả phí giao dịch liên ngân hàng.

Khổ như đi rút tiền ngày Tết, khách chen chân xếp hàng từ sáng đến đêm - Ảnh 14.

Một kinh nghiệm không nên bỏ qua, dù chỉ là hi hữu, đó là khách hàng nên kiểm đếm tiền tại máy ATM ngay sau khi nhận tiền. Theo chị Nguyễn Thị Thanh Thanh (quận Cầu Giấy, Hà Nội), chị và đồng nghiệp từng hai lần rút tiền mặt tại máy ATM của Maritimebank tại số 9 phố Duy Tân và bị thiếu tiền. Lần gần đây nhất là ngày 2/2/2018, chị Thanh rút 3 triệu đồng (tiền mệnh giá 200.000 đồng), nhưng khi về nhà kiểm lại thấy thiếu 400.000 đồng. Trước đó, chị Vũ Thị Lương (đồng nghiệp của chị Thanh) cũng phát hiện máy ATM trả thiếu 500.000 đồng.

“Lỗi của cả 2 bọn mình là không đếm tiền ngay tại cây khi rút xong, nếu đếm thì ngân hàng sẽ trích xuất camera mới giải quyết được. Nên mình muốn cảnh báo mọi người cần cẩn trọng đếm ngay khi vừa rút tiền. Mất tiền do bất cẩn thì không dám kêu ca, nhưng cây ATM nhả tiền không chính xác là hoàn toàn có thật, và không chỉ 1 mà 2 lần trong thời gian không dài thì phải chăng lỗi do máy hoặc cũng có thể có tác động gì đó, cái này mình không rõ nên không phát biểu bừa được”, chị Nguyễn Thị Thanh Thanh cho hay.

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cung ứng hạ tầng chuyển mạch thực hiện kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng, kỹ thuật, máy móc, thiết bị, đường truyền, và theo dõi, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động chuyển mạch thẻ an toàn, thông suốt và ổn định trong dịp cuối năm và tết. Mặt khác, cung cấp thông tin cho NHNN khi phát hiện các vụ việc ATM gặp sự cố để kịp thời xử lý; phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thành viên theo dõi, phát hiện các sai sót, sự cố phát sinh...

Đối với các ngân hàng thương mại, NHNN yêu cầu phải thường xuyên giám sát hoạt động của hệ thống ATM, đặc biệt là các cây ATM đặt tại KCN-KCX, khu đông dân cư, nơi có nhu cầu rút tiền mặt lớn để chủ động phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố kỹ thuật, các trường hợp ATM hết tiền, ngừng hoạt động, đảm bảo hệ thống ATM hoạt động ổn định, liên tục và thông suốt. Các ngân hàng thương mại phải chủ động xây dựng kế hoạch tiếp quỹ, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực và tiền mặt để tiếp quỹ đầy đủ, kịp thời cho ATM, không để ATM ngừng hoạt động.

Theo Nguyễn Tuân

Cùng chuyên mục
XEM