Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!

04/05/2018 17:05 PM | Sống

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại những trạng thái tinh thần, cảm giác như nghi ngờ, sợ hãi, tự ti… Với bất kỳ điều gì muốn đạt được trong cuộc sống, cho dù chúng ta mong muốn nhiều đến đâu, cố gắng bao nhiêu thì cũng sẽ có những thời điểm, chúng ta phải đối mặt với thử thách. Mọi động lực của bạn bị cản trở bởi một ‘bức tường lớn’ và đôi lúc, bạn muốn bỏ cuộc.

Khi có những ‘hòn đá’ ngăn cản bước chân bạn trên con đường đã chọn, bạn cần nghĩ cách dẹp chúng sang một bên và cân nhắc xem điều gì thực sự làm tiêu tan động lực của bạn. Lý trí sẽ mách bảo bạn phương pháp giải quyết những chướng ngại và thuận lợi đi đến cuối con đường.

Điều gì khiến bạn dễ dàng bỏ cuộc?

Xác định những lý do khiến bạn bỏ cuộc dường như là sự lựa chọn tốt nhất, thậm chí là vô cùng quan trọng. Có rất nhiều lý do cho sự bỏ cuộc của mỗi người và mỗi lý do đều bị chi phối bởi một trở lực khác nhau. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, chính chúng ta tự khiến mình rơi vào bế tắc và phải bỏ cuộc:

* Những bài học sai lầm về sự thất bại: Bạn không thể nhìn thấy bài học cho những thử thách lần sau và vẫn tiếp tục hành động một cách tùy tiện.

* Kết quả quan trọng hơn quá trình: Đặt quá nhiều trọng tâm vào kết quả cuối cùng và coi nhẹ tầm quan trọng của quá trình, như làm thế nào để đạt được mục tiêu cuối cùng, hay chúng ta đã trưởng thành, tiến bộ ra sao trong mỗi giai đoạn.

* Luôn nghĩ về thất bại trước khi nó xảy đến: Tự hủy hoại bản thân bằng việc luôn suy nghĩ tới những điều chưa xảy ra, hay những điều không tồn tại. Việc này càng khiến bạn mất đi niềm tin vào bản thân, cũng như niềm tin vào thành công.

* Thiếu sự rèn luyện kiên trì: Thành công sẽ không đến trong một vài tuần khi bạn chỉ ngồi chờ đợi, tuy nhiên, bạn sẽ thực hiện được ước mơ khi bạn làm việc chăm chỉ và quyết tâm.

* Cố chấp, không thay đổi: Không nắm bắt những định hướng thay đổi cũng như nhu cầu cải tiến ý tưởng hay tìm kiếm những thứ khác biệt hơn tưởng tượng ban đầu của bạn. Bạn coi chúng là những điều vô nghĩa. Việc này chứng tỏ bạn cố chấp, không muốn tiếp nhận thay đổi, thậm chí là chống lại xu hướng phát triển tự nhiên.

Người ta thường nói rằng thời điểm bạn quyết định bỏ cuộc chính là lúc bạn đứng trước sự đột phá mà bạn không hề nhận ra, cho dù chúng chỉ còn cách nhau một ‘bức tường’. Tuy sự chán nản, thất bại và từ bỏ đem lại cho chúng ta cảm giác khủng khiếp, nhưng vẫn tồn tại một lý do cho chúng, đó là ngay lúc bạn quyết định từ bỏ, bạn đang từ bỏ một điều mà ẩn sau nó chính là thành công.

Tại sao bạn phải suy nghĩ 2 lần trước khi từ bỏ?

Sức mạnh nằm ở suy nghĩ của bạn và chuyển đổi được điều này là chìa khóa để duy trì động lực mà bạn thực sự cần khi đứng trước mọi chướng ngại. Đây là lý do cho việc nhận thức được tại sao bạn không nên khuất phục và từ bỏ lại quan trọng đến vậy.

* Thành công tức thời là một chuyện hoang tưởng

Đây là một dạng tâm lý ảo tưởng rằng mọi người cần ngay những gì họ muốn. Nhiều người thường nhìn vào những người thành công khác và cho rằng họ đã đạt được thành công ‘trong một sớm một chiều’, nhưng thực tế, đây là một việc làm rất khó khăn và họ phải gặp nhiều thất bại trước khi đến được điểm đích cuối cùng.

Phần lớn mọi người không bao giờ nhìn vào cả quá trình mà chỉ nhìn vào kết quả, họ thường suy nghĩ sai lầm rằng bản thân không cần làm việc chăm chỉ mà vẫn có thể dễ dàng đạt được thành công.

Nhận thức được đây là một ảo tưởng thì bạn đừng nên nản chí bởi thành công quả thực là một cuộc hành trình, nơi những điều kỳ diệu có thể xảy ra và mục tiêu cuối cùng của bạn có thể trở nên tuyệt vời hơn, nếu bạn không ngừng cố gắng và không bỏ cuộc giữa chừng.

* Bạn có thể cần đến một phương pháp khác biệt

Nhiều người thường tự phán xét bản thân vô cùng khắc nghiệt và cho rằng mình không có năng lực, mỗi khi họ không đạt được những điều họ muốn. Những vấn đề khó khăn có thể được giải quyết đơn giản theo một phương pháp khác.

Mọi người thường chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng và tin rằng chỉ có một hoặc hai con đường để đi đến điểm đích. Trên thực tế, có thể có đến hàng trăm con đường mà bạn chưa nghĩ tới.

Hãy mở rộng, thay đổi tầm nhìn của bạn và nghĩ xem có những con đường nào tốt hơn để đưa bạn đến đích.

* Bạn luôn băn khoăn "Nếu như"

Cảm giác hối tiếc đó có thể khiến bạn tuyệt vọng. ‘Mọi thứ sẽ như thế nào nếu như tôi không gặp phải khó khăn? Tôi đã có thể đến được điểm đích ngay lúc này?’, ‘Nếu như tôi không bỏ cuộc, cuộc đời của tôi sẽ chuyển biến như thế nào?’.

Mặc dù vậy, hối tiếc là điều số 1 mà bạn không nên tốn thời gian cho nó, trước khi bạn từ bỏ ước mơ của mình, hãy tưởng tượng rằng cuộc đời bạn có thể chuyển biến như thế nào và bạn có thể ở đoạn đường nào trong 1, 2 hay 5 năm tới.

Đừng tự biến tương lai của mình thành một niềm hối tiếc khôn nguôi chỉ bởi một quyết định mà bạn đưa ra ngay tại thời điểm hiện tại.

* Bạn có thể từ bỏ ngay trước khi thành công đến

Nhiều lần, khi một người quyết định bỏ cuộc, quả thực, họ chỉ còn đúng một bước nữa là chạm đến thành công.

Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 1.

Những khoảng thời gian khó khăn nhất là ‘tiền thân’ của một bước đột phá lớn về thành công. Hãy thử suy nghĩ về điều này để đảm bảo rằng đây chính xác là những gì bạn muốn.

* Ý định bỏ cuộc có thể liên tục phát sinh hết lần này đến lần khác

Bạn có cảm thấy bản thân đã bỏ lỡ quá nhiều thứ không? Giống như một sự mặc định, những thói quen tư duy và suy nghĩ này của bạn sẽ diễn ra lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời nếu bạn không nhận ra và thay đổi chúng.

Đừng suy nghĩ rằng ‘Tôi sẽ có mục tiêu khác trong năm tới’ bởi vì chắc chắn bạn có thể sẽ lại ‘ngựa quen đường cũ’ – lặp lại thói quen suy nghĩ cũ mà thôi.

Điều quan trọng là, bạn hãy ngồi xuống, một mình suy nghĩ và xác định tại sao bạn lại có xu hướng dễ dàng từ bỏ như vậy. Điều này có thể không thoải mái và có lẽ bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi phải cố gắng làm những điều bản thân không thích. Nhưng một khi bạn thực sự phá vỡ giới hạn, sức mạnh niềm tin, sự quyết tâm của bạn có thể được phóng thích một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, giúp bạn loại bỏ những trở ngại về tinh thần mà bạn không biết chúng đã ngăn cản bước tiến của bạn ra sao.

* Kết quả của đấu tranh không phải lúc nào cũng là thất bại

Chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng những trở ngại trong cuộc đời này thật lớn và bản thân chắc chắn sẽ bị chúng ‘đè bẹp’. Theo cách này hay cách khác, đây được coi là một biểu hiện tiêu cực và thiếu tự tin vào khả năng chinh phục thế giới.

Một lời khuyên dành cho bạn, đừng ‘gắn mác’ những khó khăn với sự thất bại. Thực tế, ‘thất bại’ chỉ là một từ ngữ được bạn thường xuyên sử dụng. Đừng bận tâm về những gì người khác nghĩ, bạn chỉ cần biết và tin rằng bản thân có khả năng vượt qua mọi thử thách và đi đến đích cuối cùng.

Tinh thần đấu tranh thực sự thôi thúc trong mỗi chúng ta một sự kiên cường, giúp bạn học hỏi được mọi thứ cần thiết cho sau này. Vì vậy, đừng cho rằng đấu tranh là một điều tiêu cực mà hãy coi nó như một ‘vị thần may mắn’ trên con đường đến với thành công của bạn.

Làm thế nào để duy trì động lực?

Điều mà hầu hết mọi người thường quên mỗi khi họ quyết định từ bỏ là thất bại không thể đặt dấu chấm hết cho bất kỳ điều gì. 

Liệu bạn có cố gắng bỏ thuốc lá, bỏ rượu, hay bất kỳ thói quen xấu nào khác, hay liệu bạn có đang cố gắng để đạt được mục tiêu; những điều khốn khổ tương tự như vậy sẽ lặp đi lặp lại bằng cách này hay cách khác, nếu bạn lựa chọn từ bỏ ngay tại thời điểm khó khăn nhất.

Thách thức thực sự bạn đang trải qua tại thời điểm đó chính là nhược điểm của riêng bạn được thể hiện dưới dạng vật chất. Khi bạn thừa nhận rằng bạn không xứng đáng hay chưa đủ năng lực, đó chỉ là cảm quan do suy nghĩ của bạn tạo ra mà thôi, bởi bạn không đủ tự tin vượt qua rào cản tâm lý của chính mình.

Bất kỳ thử thách nào bạn đang phải đối mặt, đơn giản là bạn đang tự đấu tranh với sự lạc quan, với những nỗ lực và năng lực của mình, bởi thách thức thực sự không phải là một thứ gì đó quá ‘siêu phàm’, mà nó chính là bản thân bạn.

Hãy tưởng tượng thử thách giống như một tảng đá lớn chặn đứng trước mặt bạn.

Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 2.

Nếu bạn lựa chọn bỏ cuộc, bạn sẽ chỉ liên tục xoay quanh những tảng đá lớn này.

Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 3.
Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 4.

Nhưng con đường nhanh nhất để vượt qua tảng đá lớn đó là phá vỡ và đi xuyên qua nó.

Tương tự với những nhược điểm của bạn. Bạn có thể tiếp tục thay đổi cuộc sống để thỏa hiệp với những lo lắng (ví dụ: bạn không tiếp tục nộp đơn ứng tuyển việc làm vì bạn chấp nhận với việc bạn luôn thất bại), hoặc bạn có thể tiếp tục gửi đơn hay gọi điện để theo dõi cũng như đặt lịch hẹn phỏng vấn.

Cho dù thử thách có lớn đến đâu, phá vỡ nó là việc làm rất quan trọng.

Để duy trì động lực thực sự, cho dù khó khăn có lớn đến đâu, bạn vẫn phải học cách PHÁ TAN nó.

Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 5.

Để thực sự vượt qua nhược điểm của mình, bạn cần đập tan tảng đá lớn thành những hòn đá nhỏ hơn và giải quyết từng hòn đá nhỏ một.

Khó khăn có thể “bẻ gãy” ý chí chiến đấu của bạn song bỏ cuộc chưa bao giờ là sự lựa chọn sáng suốt: Đừng để bản thân mãi mãi là kẻ thất bại!  - Ảnh 6.

Ngay bây giờ thì điều này dường như là không thể. Nhưng đây là thử thách khó khăn nhất bạn sẽ phải vượt qua và hãy nhớ rằng nó là những thay đổi bước đầu của bạn.

Hãy tự tin và tiếp tục cuộc hành trình, thay vì bỏ cuộc giữa chừng, bạn nhé!

Theo Nguyễn Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM