Khi người khác buồn, khích lệ bằng những câu kiểu "hãy vui lên nhé" là cực kỳ vô nghĩa

23/06/2016 19:02 PM | Sống

Nghiên cứu mới đây cho thấy những câu nói khích lệ như "vui lên" chẳng mang lại mấy hiệu quả tốt đẹp, nếu muốn giúp bạn thoát buồn hãy cho họ những lời nói tiêu cực.

Theo một nghiên cứu mới thực hiện ở Canada và được đăng trên tạp chí Personality and Social Psychology, bảo người khác hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề là một lựa chọn sai lầm và phản tác dụng ngay cả khi nó được nói ra với thiện chí rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là nhà tâm lý học Denise Marigold từ Đại học Waterloo, không tìm được bằng chứng nào cho thấy những lời động viên “tích cực” có ý nghĩa với những người đang có tâm trạng tồi tệ.

Khi người khác buồn, bạn có thể lắng nghe hoặc mặc kệ họ nhưng đừng nói những câu như vui lên.
Khi người khác buồn, bạn có thể lắng nghe hoặc mặc kệ họ nhưng đừng nói những câu như "vui lên".

Trái lại: Trong những thử nghiệm liên quan đến các tình huống được đặt ra, các chuỗi câu hỏi trắc nghiệm và cả nhập vai, những người này cho thấy họ không cần những lời động viên tích cực. Thay vào đó, họ lại muốn có sự xác nhận tiêu cực – tức những lời khuyến khích họ thể hiện cảm xúc tiêu cực và cho rằng như vậy là hoàn toàn bình thường.

Trong khi đó, những người đóng vai trò “an ủi” cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không nói những lời động viên tích cực nữa. Có lẽ bởi vì khi phải cố gắng làm người khác vui lên, họ sẽ nảy sinh cảm giác bực mình và cảm thấy tâm trạng của mình cũng chùng xuống.

Các nhà nghiên cứu đã giải thích kết quả của mình dựa trên lý thuyết “tự khẳng định”, trong đó cho rằng người ta cố gắng duy trì một cái nhìn nhất quán về bản thân mình, ngay cả khi đó là những cái nhìn không mấy vui vẻ:

Khi những người đóng vai trò an ủi đưa ra những “sự xác nhận tiêu cực”, họ truyền tải một sự cảm thông và chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực cũng như các cảm xúc mà người đang buồn phải trải qua, vì thế giúp cho những người cần được an ủi cảm thấy người kia thực sự hiểu mình và con người thực của mình.

Nghiên cứu này là một bằng chứng nữa cho thấy “suy nghĩ tích cực” nhiều khi lại phản tác dụng. Theo một nghiên cứu năm 2009 cũng từ Đại học Waterloo thì điều này vẫn đúng khi bạn tự an ủi chính mình. Và những lời tự nhủ như “Mình là một người dễ mến!” đôi khi còn khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Kết quả từ những nghiên cứu này không làm nhiều người ngạc nhiên. Rốt cuộc thì bạn cần khiến cho tâm trí hiểu rằng bạn có thể ra lệnh cho nó “cảm thấy tốt hơn” và muốn nó thực hiện mệnh lệnh ấy.

Nếu bạn cố gắng kìm nén một suy nghĩ hay cảm xúc nào đó, bạn sẽ vô tình đặt chúng vào trung tâm chú ý, vì bạn phải liên tục “canh chừng” các cảm xúc đó. Ngoài ra, chúng ta còn thiên về hướng cưỡng lại các mệnh lệnh đó – dù chúng là từ chính mình hoặc từ người khác – để bảo toàn trạng thái tự trị (“Tôi không phải làm những gì các người bảo tôi!”).

Do đó, khi bạn khuyên một người nào đó hãy “vui lên”, chắc chắn thông điệp đó sẽ không được tiếp nhận và làm theo.

Tóm lại, bảo một người “hãy vui lên” cũng vô nghĩa và thừa thãi như hỏi một người vừa bị mất đồ rằng: “Lần cuối cùng cậu thấy nó là ở đâu?” Nếu câu hỏi này được trả lời thì món đồ kia đã chẳng bị mất.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM