Khi nào não bộ bảo chúng ta nên ngừng uống nước?

10/10/2017 21:19 PM | Kinh doanh

Khi lượng nước trong cơ thể giảm, hệ thần kinh trong não bộ phát tín hiệu khiến ta cảm thấy khát. Vậy khi nào cơ thể đủ và không cần phải nạp thêm nước.

Lượng nước trong cơ thể chúng ta được điều hòa một cách rất chặt chẽ. Mất nước dẫn tới choáng váng, mê sảng và ngất. Uống nước giúp phục hồi cân bằng hay điều hòa môi trường nội mô trong cơ thể.

Nhưng nước cần có một khoảng thời gian để đi một quãng đường từ miệng đi khắp cơ thể. Khát nước là lúc não bộ báo động rằng chúng ta đã ngưng uống nước một thời gian dài trước khi quá trình này xảy ra.

Nếu bạn tiếp tục uống nước trong suốt thời gian diễn ra quá trình này, bạn sẽ gặp phải một tình trạng nguy hiểm có tên là " ngộ độc nước ", có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Các nhà khoa học đang bắt đầu vén bức màn bí mật về cơ chế phức tạp báo động ngưng chúng ta lại khi nạp nước vào cơ thể quá nhiều, và câu trả lời nằm ở trong não bộ.

Bộ phận nào kiểm soát cơn khát?

Trong não bộ có một trung khu thần kinh kiểm soát cơn khát, đó là một vùng nhỏ ở trong não trước được gọi là "lá tận vùng dưới đồi" (lamina terminalis - LT)

Lamina terminalis là trung khu thần kinh kiểm soát cơn khát

Một yếu tố làm kích thích lên mạng lưới LT là trung tâm khát: Đó là khi chúng ta ăn. Mỗi khi bắt đầu ăn, hệ thống trung tâm khát được kích hoạt. Đây được gọi là "cơn khát phụ thuộc bữa ăn".

Nước vốn rất cần thiết để giúp tiêu hóa các loại thức ăn. Nó còn giúp ngăn cản quá trình phân giải thức ăn do rối loạn hệ thống nội mô bằng cách cân bằng với lượng dịch trong người.

Tại sao chúng ta không nên uống nước quá nhiều?

Tiến sĩ Zachary A. Knight - khoa Sinh Lý trường Đại học California, San Francisco - và các cộng sự đã báo cáo trong "The journal Nature" rằng các tế bào thần kinh trong cấu tạo nên trung khu khát của não bộ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng dịch trong cơ thể.

Ông giải thích rằng "uống quá nhiều nước là rất có hại đến cơ thể. Có nghĩa rằng não bộ dự đoán sự thay đổi trong sự cân bằng dịch và điều chỉnh hành vi gần như lập tức."

(Ảnh minh họa)

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã dùng những con chuột và không cho chúng uống nước trong suốt 1 đêm. "Khi cho nước, chúng uống ngấu nghiến và ngạc nhiên thay, các tế bào thần kinh trong trung khu kiểm soát khát điều chỉnh và ngăn cản chúng không uống thêm nước chỉ trong vòng 1 phút."

Tín hiệu phát ra từ các tế bào thần kinh xảy ra nhanh hơn quá trình nước đi vào trong máu .

"Uống nước làm khởi động lại tế bào thần kinh trong trung khu khát theo hướng điều chỉnh lại cân bằng nội mô", họ cho biết thêm. Có nghĩa là não bộ của chúng ta dự đoán được bao nhiêu nước cần uống thêm để khôi phục lại trạng thái cân bằng nội mô.

Tín hiệu từ miệng tới não

Có một điều chưa được rõ ràng là làm thế nào mà não bộ biết khi nào chúng ta uống nước. Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên "The journal Nature Neuroscience" chỉ ra rằng, có các thụ thể trong miệng của chúng ta.

Đội ngũ nghiên cứu, dẫn đầu bởi tiến sĩ Yuki Oka, chuyên gia sinh học và kỹ thuật y sinh tại Học viện California về công nghệ tại Pasadena - cho thấy sự thay đổi của mực nước trong cơ thể làm biến đổi cân bằng acid trong nước bọt, làm hoạt hóa các thụ thể acid.

Chính vì vậy, làm thế nào để "giải khát" một cách tốt nhất? Một nghiên cứu của tiến sĩ Sanne Boesveldt - trung tâm Dinh dưỡng tại trường Đại học Wageningten và nghiên cứu tại Hà Lan - cùng với các cộng sự của bà, vừa đăng tải một nghiên cứu trên ấn phẩm tháng 10 của tạp chí Sinh lý và Hành vi (The journal Physiology & Behavior), sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

Bà giải thích rằng uống nước lạnh, cũng như các thức uống có vị chua, đậm đà hay thức uống có ga sẽ giúp chúng ta giải khát nhanh chóng. Vì thếm, nước chanh là thức uống có hiệu quả nhất trong giải tỏa cơn khát, không những vậy còn rất tốt cho sức khỏe nữa.

*Theo Medicalnewstoday

Theo Thanh Tùng

Cùng chuyên mục
XEM