Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia

07/10/2019 10:44 AM | Kinh doanh

Jeffrey Towson, chuyên gia đã dành nhiều năm nghiên cứu chiến lược quốc tế và kỹ thuật số tại Trung Quốc chia sẻ: Một năm học tại đây có thể thay đổi cuộc đời, sự nghiệp của bạn.

Học việc Lãnh đạo toàn cầu của Alibaba (AGLA) là tổ chức có trách nhiệm phát triển các chương trình tài năng độc đáo với những cấp độ khác nhau cho Tập đoàn Alibaba, nơi nuôi dưỡng các kỹ năng và tư duy toàn cầu cần thiết cho sự phát triển quốc tế.

Khuôn viên trường có tên là Xixi, được mở cửa từ năm 2013, rộng 16 mẫu Anh (một nửa trong số đó là công viên, hồ nước) và có khoảng 16.000 người. Thoạt nhìn, Xixi trông rất giống khuôn viên của Facebook hay Google ở Thung lũng Silicon với những tiện nghi như nhà hàng, Starbucks, trung tâm thể dục rộng 6.000 mét vuông và spa.

Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy điểm khác biệt mang đậm dấu ấn văn hóa công ty cùng sáu giá trị mà Alibaba theo đuổi: khách hàng là trên hết, làm việc theo nhóm, nắm bắt sự thay đổi, liêm chính, đam mê và cam kết.

Những bức tượng cúi đầu

Đi dạo một vòng Học viện, bạn sẽ nhìn thấy những bức tượng với hình thù khá kỳ lạ nằm rải rác trong khuôn viên. Nhân viên ở đây giải thích rằng chúng đại diện cho văn hóa của Alibaba.

Bức tượng người đàn ông cao lớn (còn gọi là Người khổng lồ xanh) đang cúi đầu, là lời nhắc nhở rằng mặc dù Alibaba đã phát triển lớn mạnh và có những bước tiến lớn, nhưng nó cũng nên khiêm tốn và nhã nhặn.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 1.

"Người khổng lồ xanh"

Hay bức tượng một đội chèo thuyền đang bị mắc kẹt trên tảng đá vì họ không cùng chèo đúng hướng. Đó cách để nhân viên ghi nhớ tầm quan trọng của làm việc nhóm.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 2.

Một bức tượng khác cũng sẽ khiến bạn không thể rời mắt là hình ảnh người ngồi cúi đầu, úp mặt xuống gối, gánh một cái vai rùa nặng trên lưng, tượng trưng cho những áp lực cuộc sống.

Nhưng như Jack Ma nói: "Hôm nay có khó khăn, ngày mai thậm chí còn khó khăn hơn, nhưng ngày sau đó rồi sẽ tốt đẹp."

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 3.

Bức tượng người cúi đầu mang theo thông điệp của Jack Ma.

Ngoài ra, một bảng thông báo những lễ cưới sắp diễn ra của nhân viên cũng được đặt trong khuôn viên học viện, đã trở thành truyền thống lâu đời của công ty.

Ngay giữa trung tâm là phiên bản nâng cấp cao hơn của nhà truyền thống Trung Quốc, khác biệt hoàn toàn với phong cách hiện đại chủ đạo của các tòa còn lại. Nó biểu tượng cho khát vọng trở thành một gã khổng lồ ở quốc tế nhưng vẫn mang đậm giá trị Trung Quốc mà Alibaba theo đuổi.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 4.

Khu nhà mang đậm nét văn hóa Trung Quốc ở trung tâm khuôn viên.

Jeffrey Towson, một chuyên gia đã dành nhiều năm nghiên cứu chiến lược quốc tế và kỹ thuật số tại Trung Quốc, cho rằng để xây dựng những ông ty đa quốc gia không quá khó nếu chúng chủ yếu là các nhà máy (như Huawei) hay một sản phẩm phổ biến (như Coca Cola).

"Nhưng với một công ty internet, tất cả đều là về con người. Không có nhà máy, hầm mỏ, bất động sản hoặc tài sản hữu hình khác. Tất cả các tài sản quan trọng đều vô hình. Chính con người và văn hóa tạo ra và liên tục tái tạo chúng.", Jeffrey Towson chia sẻ.

Khi đến thăm khuôn viên học viện và hỏi bất cứ điều gì về Alibaba, câu trả lời của các nhân viên gần như đều bắt đầu bằng cụm: "Như Jack Ma nói…". Nhiều câu nói của nhà sáng lập có thể dùng cho hầu hết các tình huống, và mọi người đều nằm lòng điều đó.

Chương trình học "khác người"

Các giám đốc điều hành từ Trung Quốc thường có xu hướng đến những trường đại học phương Tây như Cambridge hay Judge Business School vài tháng để tham gia những khóa học về kinh doanh quốc tế để phát triển kỹ năng rồi áp dụng cho công ty của họ. Rất nhiều ngân hàng Trung Quốc cũng làm điều này khi đưa các nhà quản lý, lãnh đạo sang học chương trình cấp cao, MBA, biến họ thành những doanh nhân với tư cách "quốc tế".

Còn cách tiếp cận của Alibaba, cơ bản là trái ngược hoàn toàn. Họ không cố gắng biến nhân viên của mình thành những doanh nhân quốc tế. Họ đang cố gắng biến những người kinh doanh nước ngoài thành người của Alibaba. AGLA là một phần cốt lõi của nỗ lực này.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 5.

"Sinh viên" tại AGLA.

Năm 2016, Alibaba ra mắt Học viện lãnh đạo toàn cầu Alibaba với khẩu hiểu "Kết nối thế giới, định hình tương lai". Đến giữa năm 2018, có khoảng 20-30 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đến Hàng Châu, sống một năm Trung Quốc và làm việc tại Alibaba.

Mục tiêu của chương trình học là "hướng tới toàn cầu", "xây dựng sức mạnh lâu bền" và "gây dựng niềm tin". Những "sinh viên" ở đây sẽ được làm việc xoay vòng qua các đơn vị kinh doanh khác nhau, tìm hiểu cách thức Alibaba, học về các kinh nghiệm thương mại điện tử hàng đầu và tham gia hội thảo, hội nghị.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 6.

Họ cũng tổ chức những chuyến đi dã ngoại trên khắp Trung Quốc.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 7.

"Sinh viên" trong nước hay từ nước ngoài cũng sống tại các khu dân cư bình thường ở Hàng Châu. Đây là một chương trình vô cùng quan trọng, giúp họ hiểu sâu sắc hơn về cả Alibaba và Trung Quốc.

Bạn sẽ không thể thực sự hiểu làm việc tại Trung Quốc sẽ như thế nào cho đến khi dành thời gian trong các chiến hào hoạt động thực sự. Bạn cũng khó mà biết được thực tế thương mại điện tử tại đất nước này ra sao nếu không từng sống như những người dân bình thường, ở các địa phương bình thường.

Bởi vậy, "sinh viên" thường thuê nhà trọ bình dân, mở tài khoản ngân hàng, sử dụng WeChat, trả hóa đơn tiền điện, mua sắm tại chợ. Họ trở thành những người con địa phương thực thụ.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 8.

Sau một năm tham gia chương trình, về lý thuyết, những "sinh viên" nước ngoài có thể quay trở lại đất nước của mình và có thể làm việc cho Alibaba ở đó (mặc dù không bắt buộc).

Ai theo học tại AGLA?

Khóa học đầu tiên của Học viện được mở vào ngày 8 tháng 7 năm 2017. Các "sinh viên" đến từ những công ty như JP Morgan, Microsoft, Lazada, McKinsey & Co, P&G. Từ doanh nghiệp mới khởi sự, thương mại điện tử đến bảo hiểm, công nghệ thông tin hay FMCG đều cử nhân viên tham gia.

Họ là người châu Á, châu Âu và cả Mỹ, có độ tuổi khoảng 29, trung bình 5 năm kinh nghiệm làm việc. Có những "sinh viên" thậm chí đã sở hữu bằng đại học từ Harvard, Wharton, Oxford, CEIBS, LSE.

Khám phá trường học lãnh đạo toàn cầu của Alibaba: Chương trình học “khác người”, nhân viên có bằng Harvard, Oxford, đến từ Microsoft, Lazada, P&G đều tham gia - Ảnh 9.

Sau một chuyến tham quan AGLA, Jeffrey Towson nhận xét: "Về cơ bản, chương trình này thực sự tuyệt vời. Bạn có thể dành một năm để làm việc với những người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất. Đó là loại kinh nghiệm có đủ chiều sâu và thách thức để có thể thay đổi quá trình sự nghiệp. Một năm này có thể thay đổi cuộc sống của bạn."

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM