Khả năng hiếm có này đã giúp Steve Jobs biến Apple trở nên cực sáng tạo, điên rồ và thành công

28/11/2016 07:37 AM | Sống

Nó khá nguy hiểm khi bạn bị lôi vào ‘phạm vi bóp méo’ của Steve, nhưng đây cũng chính là những gì khiến ông ấy có khả năng thay đổi được thực tế.

Trong cuốn sách nổi tiếng Steve Jobs, Bud Tribble một nhà thiết kế phần mềm nhóm Macintosh khẳng định "Steve có khả năng bóp méo phạm vi thực tại." Trong tư tưởng của Jobs, thực tế là điều có thể dễ dàng bóp méo. Ông ấy có thể thuyết phục bất kỳ ai về bất kỳ điều gì. Nó sẽ giảm dần tác dụng khi Jobs không ở đó, và khiến chúng ta khó có được một tiến độ làm việc thực tế.

Bóp méo thực tại và lừa dối chính bản thân

"Nó khá nguy hiểm khi bạn bị lôi vào ‘phạm vi bóp méo’ của Steve, nhưng đây cũng chính là những gì khiến ông ấy có khả năng thay đổi được thực tế", Tribble nhấn mạnh thêm.

Một nhà thiết kế khác có tên Andy Hertzfeld cũng khẳng định khả năng bóp méo thực tại là một sự pha trộn gây nhiễu giữa phong cách hùng biện, ý chí thuyết phục và sự mong muốn bẻ cong mọi thực tại để có thể phù hợp với mục đích trong tầm tay.

Hertzefeld phát hiện ra rằng có một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn tránh được sự ảnh hưởng của nó. "Thật ngạc nhiên là khả năng này lại dường như có tác dụng ngay cả khi bạn nhận thức được nó. Chúng tôi thường bàn luận xem cơ sở của hiện tượng này, tuy nhiên sau một thời gian, hầu hết chúng tôi đều bỏ cuộc và chấp nhận nó như một thế lực tự nhiên."

Đối với một số người, họ cho rằng cụm từ đó chỉ là một cách thông minh để nói rằng Jobs định nói dối. Nhưng trong thực tế, nó là một dạng phức tạp hơn của hành vi che giấu. Ông có thể khẳng định một điều gì đó - một thực tế trong lịch sử thế giới hoặc tường thuật lại ý tưởng của một người nào đó trong buổi họp - mà không cần cân nhắc lại xem nó có chính xác hay không.

Hành vi này xuất phát từ việc cố tình bất chấp thực tế, không chỉ đối với người khác mà còn với chính bản thân ông. Jobs thậm chí có thể đánh lừa chính mình. Khả năng này cho phép ông đánh lừa tất cả mọi người và khiến cho mọi người tin vào quan điểm của ông, vì chính ông đã trực tiếp trải qua và tiếp thu nó.

Gốc rễ của sự khác biệt

Tất nhiên là cũng có rất nhiều người xuyên tạc thực tế. Khi Jobs làm vậy, nó thường là một sách lược để biến mọi thứ trở nên hoàn hảo. Và hành vi này hiệu quả đến bất ngờ. Stephen Wozniak, người đồng sáng lập Apple nhận xét rằng khả năng bóp méo thực tại của Jobs được thể hiện khi ông nghĩ đến một kế hoạch thiếu hợp lý trong tương lai. Như việc ông nói với Wozniak rằng có thể thiết kế trò chơi Breakout chỉ trong vài ngày. Bạn nhận ra rằng đó là một điều bất khả thi, nhưng bằng cách nào đó Steve Jobs đã biến nó thành điều có thể.

Khả năng bóp méo phạm vi thực tại đó cho phép Jobs thôi thúc mọi người trong đội thay đổi quá trình lịch sử chỉ bằng nguồn tài nguyên nhỏ của Xerox hay IBM. Nó là sự tự bóp méo của chính bản thân. Bạn có thể làm những điều tưởng chừng như không thể, bởi vì bạn không hề nhận ra điều đó.

Gốc rễ của hành vi bóp méo thực tại này chính là Jobs tin rằng nó sẽ không áp dụng lại vào ông. Ông đã có một số bằng chứng để chứng minh điều này; hồi còn nhỏ, ông thường có thể bóp méo sự thật với những mong muốn của mình. Sự nổi loạn và tính ương ngạnh đã ăn sâu vào tính cách của Jobs. Ông luôn cho rằng mình là một người đặc biệt, một người sáng dạ.

"Ông ấy nghĩ có rất ít người đặc biệt, đó là những người như Einstein, Gandhi và các bậc thầy mà ông gặp ở Ấn Độ, và ông là một trong số họ," Hertzfeld nói. Một chìa khóa khác cho tầm nhìn xa trông rộng của Jobs chính là khả năng phân loại mọi thứ. Mọi người hoặc là "sáng dạ" hoặc là "ngu dốt". Công việc của họ có thể là "tốt nhất" hoặc là "hoàn toàn vứt đi". Bill Atkinson − nhà thiết kế của Mac − người được xếp vào nhóm tốt trong hai nhóm trên mô tả:

Làm việc dưới quyền của Jobs thực sự rất khó bởi vì có một sự khác biệt hoàn toàn giữa thần thánh và kẻ ngu dốt. Nếu bạn được coi là một vị thánh, bạn sẽ được sùng bái và không được làm sai bất kỳ điều gì. Vài người trong số chúng tôi được cho là những thiên tài, như tôi chẳng hạn, đều biết rằng chúng tôi thực sự thường không đưa ra được những quyết định tốt về mặt kỹ thuật, vì thế chúng tôi luôn lo sợ rằng mình sẽ không còn được sùng bái vào một lúc nào đó. Còn những người bị cho là ngu dốt, những kỹ sư thông minh làm việc chăm chỉ, thì lại cảm thấy họ không bao giờ được đánh giá cao và nâng cao được địa vị của mình.

"Nếu bạn nói với Jobs về một ý tưởng mới, ông ấy sẽ nói với bạn rằng ông ấy nghĩ nó thật là ngu ngốc. Nhưng sau đó, nếu thực sự thích nó, chính xác là một tuần sau đó, ông ấy sẽ quay trở lại và sẽ đề xuất ý tưởng với bạn, nếu như ông ấy suy nghĩ về nó. Đôi lúc, ông ấy sẽ khiến bạn bị mất thăng bằng bằng cách bất ngờ chiếm lấy ý tưởng của bạn và coi nó như là của riêng mình mà không hề biểu hiện rằng ông đã từng nghĩ khác về nó." Chuyện này lặp đi lặp lại nhiều lần đối với Bruce Horn, một nhà lập trình từng làm việc với Steve Jobs.

"Tuần đầu, tôi sẽ nói với ông ấy về ý tưởng của mình, sau đó ông ấy sẽ nói rằng nó thật điên rồ," Horn nhớ lại. "Tuần tiếp theo, ông ấy sẽ đến và nói, ‘Này, tôi có một ý tưởng tuyệt vời’ - và đó chính là ý tưởng của tôi! Bạn nên nói với ông ấy rằng: ‘Steve, tôi đã nói với ông về nó cách đây một tuần,’ và ông sẽ nói: ‘Ồ, ồ đúng rồi, cậu hãy thực hiện nó đi’."

Vậy có phải những hành vi không chọn lọc của Jobs xảy ra là do ông ấy thiếu nhạy cảm? Không. Sự thật lại gần như trái ngươc hoàn toàn. Jobs rất tinh tế, ông có thể đọc được suy nghĩ của mỗi người và nắm được điểm mạnh và điểm yếu của họ. Ông có thể gây choáng cho một nạn nhân mà ông không chủ động nhắm tới.

Ông có thể biết được ai đang giả vờ hoặc ai là người thực sự biết về một điều gì đó qua trực giác của mình. Điều này biến ông trở thành một bậc thầy tâng bốc, vuốt ve, thuyết phục và khiến mọi người kinh sợ. Nó là một đặc điểm phổ biến ở những người có sức lôi cuốn và biết cách thao túng người khác. Việc bạn biết được rằng ông có thể đè bẹp bạn sẽ khiến bạn trở nên yếu đuối và sẵn sàng chấp thuận ý kiến của ông, rồi sau đó ông có thể nâng bạn lên, đặt bạn vào một chiếc bệ và làm chủ bạn.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM