Indonesia, Philippines có thể phải "chịu đói" nếu Việt Nam mất mùa do hạn hán

19/04/2016 10:54 AM | Kinh tế vĩ mô

Trước tình hình thiên tai diễn ra nghiêm trọng tại Việt Nam, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Stimson Center, ông Richard Cronin nhận định người dân Indonesia và Philippines có thể phải “chịu đói” nếu Thái Lan và Việt Nam không sản xuất đủ lượng lúa gạo như mọi năm.

Đợt hán hán tồi tệ nhất trong 90 năm qua tại miền Nam Việt Nam đã khiến nhiều hộ nông dân ở đây lao đao.

Theo hãng tin Bloomberg, gia đình chị Nguyễn Thị Tâm, một hộ nông dân tại đây hiện không hề có nguồn thu nào bởi hai vụ mùa vừa qua của gia đình chị đều mất mùa còn hồ nuôi tôm của chị thì bị chết do nhập mặn.

Hiện gia đình chị Tâm đang ngập trong khoản nợ 8.000 USD, cao gấp đôi so với mức thu nhập bình quân hàng năm của chị.

Để trang trải được khoản nợ này, chị Tâm dự định bỏ quê lên làm công nhân tại khu nhà máy cách đó hàng trăm km.

Gia đình chị Tâm chỉ là một trong nhiều hộ nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là một khu vực nông nghiệp trù phú đang phải chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán cũng như ngập mặn tồi tệ vừa qua.

Do ảnh hưởng của thiên tai, nguồn cung lương thực tại miền Nam Việt Nam đang bị ảnh hưởng và thậm chí một số ngành xuất khẩu như gạo, thủy sản và cà phê cũng đang bị đe dọa.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên được nhiều chuyên gia nhận định là do sự biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino và việc quá nhiều đạp thủy điện được xây dựng trên dòng sông Mekong, qua đó làm xói mòn sinh kế của hàng triệu người dân sống dựa vào con sông này.


Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể giảm trong năm nay (triệu tấn)

Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể giảm trong năm nay (triệu tấn)

Thiếu nước

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN) cho thấy nước tại đồng bằng sông Cửu Long hiện đang ở mức thấp nhất trong gần 1 thế kỷ, qua đó có thể khiến ít nhất là 50% khu vực lâm vào tình trạng thiếu nước trong năm 2016.

Điều này đồng nghĩa lượng nước tưới cho cây trồng sẽ giảm sút và tình trạng ngập mặn sẽ còn gia tăng trong năm nay.

Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy sản lượng gạo của những nước mà dòng Mekong chảy qua như Việt Nam, Thái Lan, Lào Campuchia và Myanmar đạt khoảng 62 triệu tấn, tương đương 13% sản lượng toàn cầu.

Trong khi đó, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho biết dòng Mekong chiếm ít nhất 25% lượng thủy sản nước ngọt trên toàn cầu và hiện là nguồn sinh kế cho ít nhất 60 triệu người.

Trong năm ngoài, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD tôm nước ngọt và phần lớn chúng đến từ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện gần một nửa dân số trong 91 triệu người Việt Nam đang làm trong ngành nông nghiệp và đóng góp khoảng 13% GDP toàn quốc.

Trước tình hình thiên tai diễn ra nghiêm trọng tại Việt Nam, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Stimson Center, ông Richard Cronin nhận định người dân Indonesia và Philippines có thể phải “chịu đói” nếu Thái Lan và Việt Nam không sản xuất đủ lượng lúa gạo như mọi năm.

“Đây là một vấn đề mang tính dài hạn về sự phát triển cũng như ảnh hưởng của thay đổi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, ông Cronin nói.


Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ

Đồng bằng sông Cửu Long đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ

Quá nhiều đập thủy lợi

Ông Đỗ Hà Nam, Giám đốc điều hành tập đoàn Intemex chuyên xuất khẩu nông sản nhận định xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay có thể giảm 10% do sản lượng không đủ.

Mặc dù hiện tượng El Nino năm nay mạnh hơn bình thường nhưng vấn đề nguồn nước trên sông Mekong đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ trước đó do tình trạng xây đập thủy lợi quá mức.

Hiện Trung Quốc, nơi thượng nguồn của con sông đã xây dựng xong 6 trong 7 đập thủy lợi dự kiến tại tỉnh Vân Nam. Những quốc gia cùng trung lưu của sông Mekong như Lào, Thái Lan hay Campuchia cũng xây nhiều đập thủy lợi nhằm tận dụng nguồn nước. Tại Việt Nam, chính phủ cũng cho xây dựng một số đập thủy lợi ở khu vực Tây Nguyên.

Chính vì thế, dòng sông Mekong không thể cung cấp đủ nước cũng như phù sa cần thiết cho vùng hạ lưu, qua đó gia tăng sự xói mòn cũng như ngập mặn từ nước biển.

Nghiên cứu của Ủy ban Sông Mekong cho thấy những con đạp dự kiến xây tại Thái Lan, Lào và Campuchia có thể khiến ngành nông nghiệp và thủy sản của Việt nam thiệt hại 750 triệu USD và khiến lượng cá trong khu vực suy giảm 10%.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, đồng thời là Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ cho biết người nông dân tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên tìm biện pháp chuyển bớt sang những loại cây trồng có nhiều ưu thế hơn với điều kiện thiếu nước, ví dụ như cây ăn quả nhằm đối phó với tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng việc thay đổi này là khá khó khăn do cây ăn quả cần nhiều năm gieo trồng mới có thể cho ra vụ thu hoạch đầu tiên.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM