Huawei có đủ khả năng tạo ra ranh giới ngăn cách công nghệ trên toàn thế giới

24/05/2019 11:00 AM | Xã hội

"Cấm Huawei can thiệp vào mạng lưới của Mỹ là quyết định hợp lý. Tuy nhiên, tìm cách dồn Huawei vào đường cùng thì không hề hợp lý chút nào", hãng tin Bloomberg nhận định.

Huawei có thực sự là mối nguy hại?

Có nhiều quan điểm khác nhau về chuyện này. Nhiều người lo ngại Huawei có những liên kết mật thiết với chính phủ Trung Quốc và được tài trợ nhằm thực hiện những nhiệm vụ phi thương mại. Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã từng là một kỹ sư của quân đội giải phóng nhân dân.

Huawei có đủ khả năng tạo ra ranh giới ngăn cách công nghệ trên toàn thế giới - Ảnh 1.

Ren Zhengfei

 Tuy nhiên, Ren chỉ sở hữu 1,4% cổ phần Huawei. Thêm vào đó, công ty này là công ty tư nhân chứ không phải một công ty của Nhà nước. Do vậy, không thể chắc chắn liệu công ty có hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ hay không.

Cũng có quan ngại rằng Huawei đánh cắp các sở hữu trí tuệ có chủ đích và có hệ thống. Tuy nhiên, các đối thủ của công ty này là Nokia và Ericsson chậm phát hành các thiết bị viễn thông tiên tiến như Huawei đều nhận định Huawei là một nhà cung cấp 5G chất lượng tốt.

Huawei đang chiếm lĩnh thị trường châu Phi. Thị trường thiết bị viễn thông tại đây đã tạo ra phép màu kinh tế trên lục địa này trong thập kỷ qua bởi các dịch vụ điện thoại di động. 

Với việc nộp nhiều bằng sáng chế nhất châu Âu, chi nhiều tiền cho nghiên cứu hơn so với các đối thủ Cisco, Nokia hay Ericsson, Huawei hiện có một nửa nguồn thu là ngoài Trung Quốc. Doanh thu năm ngoái của Huawei cũng gấp đối Cisco và nhiều hơn đáng kể so với IBM.

Chính những điều trên khiến Huawei đang trở thành một gã khổng lồ công nghệ mới nổi.

Một nền tảng công nghệ khác sẽ được Huawei triển khai trong bối cảnh chiến tranh thương mại ?

Huawei có đủ khả năng tạo ra ranh giới ngăn cách công nghệ trên toàn thế giới - Ảnh 2.

Thâm Quyến nhìn từ trên cao

Các nhà quản lý tại Thâm Quyến - thung lũng Silicon của Trung Quốc, đã giải thích rằng phần lớn cơ sở hạ tầng của thành phố sẽ được số hóa và sử dụng 5G . Điều này giảm các vấn đề về tốc độ và độ trễ cho các máy tính khi đưa vào sử dụng. Cũng có nghĩa, những công nghệ mới như xe không người lái khi hoạt động sẽ yêu cầu ít năng lượng hơn.

Huawei cũng có những ý tưởng khác cho những chiếc xe công nghệ: Họ sử dụng công nghệ của riêng mình, bỏ qua nhu cầu về chip được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên thứ ba. Điều này trực tiếp làm suy yếu chiến lược của những công ty cung cấp chip cho nước này như Intel vì Trung Quốc là nguồn cầu rất lớn.

Rủi ro lớn nhất của việc đóng cửa Huawei là sự mất kiểm soát của hệ thống thông tin thế giới. Logic rất đơn giản: Nếu bạn là một quốc gia nghèo thiếu khả năng xây dựng mang dữ liệu của riêng mình, bạn sẽ chọn cái rẻ trước.

Do đó, việc ngăn chặn Huawei sẽ không làm Trung Quốc chậm lại trong việc thống trị AI và 5G.

Những nước phương Tây ngăn chặn Huawei có thể gây những hậu quả nghiêm trọng xét trong thời gian dài

Phương Tây lo ngại rằng công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc như Huawei sẽ xâm nhập vào cơ sở hạ tầng công nghệ của những nước này, nhưng thực chất đó là nỗi lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ba trong số 5 quốc gia trong nhóm "Five Eyes Network", nhóm các quốc gia nói tiếng Anh có chung thông tin tình báo – Úc, Mỹ, New Zealand – đã chặn các công ty địa phương của họ sử dụng công nghệ Huawei trong việc xây dựng mạng 5G của họ. Anh và Canada cũng đang chịu áp lực phải tuân theo.

Huawei có đủ khả năng tạo ra ranh giới ngăn cách công nghệ trên toàn thế giới - Ảnh 3.

Những nước trong "Five Eyes Network"

 Nhưng những nỗi lo sợ này có thể đặt sai chỗ bởi việc cắt Huawei ra khỏi bức tranh chung có thể gây tác dụng ngược về lâu dài. 

Thứ nhất, việc ban hành lệnh cấm này lên Huawei gây thiệt hại cho không chỉ Huawei mà còn nhiều bên liên quan. Những công ty cung cấp cho Huawei chẳng hạn, chi phí thuế sẽ tăng cao. Còn chưa kể đến Huawei sẽ phát triển toàn lực công nghệ của riêng mình và sẽ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm.

Các quan chức Mỹ đều khẳng định việc cấm Huawei không liên quan gì đến đàm phán thương mại đang bế tắc giữa hai nước, nhưng rõ ràng cách làm của ông Trump là muốn sử dụng Huawei như một đòn bẩy trong quá trình đàm phán, như ông đã sử dụng với ZTE.

Nhưng "bí quá hóa cùn", việc dồn Huawei vào đường cùng có thể phản tác dụng: Khiến Trung Quốc không còn nhiều mục đích để đi đến thỏa thuận. Đối với người dân Trung Quốc, quyết định này sẽ khiến họ suy nghĩ rằng Mỹ đang cố tình kiềm chế nền kinh tế nước họ.

Thứ hai, lệnh cấm không chỉ hạn chế quyền truy cập của phương Tây vào công nghệ mới và hiện đại mà Trung Quốc đang có mà còn có thể tạo ra một thế giới phân chia theo các dây chuyền công nghệ. Như đã nói ở trên, không có gì chắc chắn rằng có thể ngăn chặn Trung Quốc trong quá trình thống trị 5G và AI trên toàn cầu.

Thêm vào đó, khi không có một mục tiêu cụ thể, ông Trump có thể tạo cho các đồng minh của Mỹ cảm giác bị bỏ rơi. Việc gây hấn với người Trung Quốc cũng gia tăng khả năng xung đột giữa các quốc gia.

Mỹ cần một kế hoạch lớn hơn để tồn tại cùng Trung Quốc

Huawei có đủ khả năng tạo ra ranh giới ngăn cách công nghệ trên toàn thế giới - Ảnh 4.

Điều đó bao gồm xây dựng những hình thức phòng thủ, tận dụng lợi thế cạnh tranh, hợp tác với đồng minh để đảm bảo Trung Quốc làm theo luật pháp và đưa ra những điều luật để tránh các hành vi bất thường.

Cố tình tấn công Huawei, ngược lại, giống như một tính toán sai lầm với khả năng để lại hậu quả nghiêm trọng.

M.M.M

Cùng chuyên mục
XEM