HSBC tiết lộ ‘lá chắn’ giúp Việt Nam và ASEAN trụ vững trước suy giảm thương mại toàn cầu

20/09/2022 14:00 PM | Kinh doanh

Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút FDI vượt trội tại khu vực ASEAN. Nhờ các khoản đầu tư có tổng giá trị 18 tỷ USD của Samsung trong 20 năm qua, Việt Nam đã dần chuyển mình trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng, với xuất khẩu điện tử tiêu dùng tăng mạnh từ dưới 5% tổng kim ngạch vào năm 2000 lên mức hơn 30%...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

"Mặc dù các chỉ số được đo với tần suất liên tục cho thấy chu kỳ sản xuất toàn cầu đang “hạ nhiệt”, chúng ta vẫn có những lý do chính đáng để tiếp tục lạc quan", báo cáo Triển vọng ASEAN – Xuất khẩu: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên của Ngân hàng HSBC cho biết.

Theo HSBC, một phần quan trọng của câu chuyện chính là lượng FDI đều đặn, phần lớn chảy vào các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu. ASEAN hiện chiếm khoảng 10% thị phần FDI của thế giới, gần như ngang bằng với Trung Quốc đại lục.

HSBC tiết lộ ‘lá chắn’ giúp Việt Nam và ASEAN trụ vững trước suy giảm thương mại toàn cầu - Ảnh 1.

Bất chấp FDI sụt giảm trên toàn cầu trong giai đoạn COVID-19, FDI vào ASEAN vẫn cao kỷ lục.

"ASEAN đã giành được thị phần đáng kể trong một số sản phẩm xuất khẩu nhất định, nhiều khả năng tạo ra “lá chắn” giúp khu vực này trụ vững trước xu hướng suy giảm thương mại toàn cầu", các chuyên gia của HSBC nhận định.

Bất chấp tốc độ suy giảm của công nghệ sắp xảy ra, Singapore, Malaysia và Việt Nam đã vươn lên trong chuỗi giá trị những năm qua, nhờ liên tục nâng cao năng lực sản xuất. Indonesia, mặc dù với tỷ trọng FDI vẫn còn tương đối thấp, vẫn có tham vọng nâng tầm ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu.

Nâng cao năng lực sản xuất nhiều khả năng sẽ mang lại chút bền bỉ cho xuất khẩu của ASEAN trước những thách thức thương mại gia tăng.

Theo HSBC, nhắc đến các nước có FDI vượt trội trong khu vực, Việt Nam cũng là một quốc gia nổi bật. Nhờ các khoản đầu tư có tổng giá trị 18 tỷ USD của Samsung trong 20 năm qua, Việt Nam đã dần chuyển mình trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng.

Xuất khẩu điện tử tiêu dùng của Việt Nam đã tăng mạnh từ dưới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 lên mức hơn 30% như hiện nay.

HSBC tiết lộ ‘lá chắn’ giúp Việt Nam và ASEAN trụ vững trước suy giảm thương mại toàn cầu - Ảnh 2.

Malaysia và Việt Nam cùng là quốc gia thu hút FDI vượt trội trong khu vực.

Mặc dù dữ liệu mới nhất cho thấy xuất khẩu điện tử đã chậm lại, nhưng FDI mạnh mẽ nhiều khả năng sẽ tạo bước đệm để hỗ trợ Việt Nam tiến lên trong chuỗi giá trị, theo HSBC.

Kể từ năm 2006, Intel đã đầu tư 1 tỷ USD vào cơ sở lắp ráp/thử nghiệm chip tại Việt Nam, tăng gấp đôi thị phần chip xử lý/điều khiển trên toàn cầu chỉ trong vòng 3 năm. Đầu năm nay, Samsung đã rót thêm 920 triệu USD đầu tư vào Việt Nam với mục đích mở động sản xuất, bao gồm sản xuất bảng mạch và mô-đun cảm ứng.

6 tháng sau, Samsung được cho là đang trong quá trình thử nghiệm sản phẩm lưới bóng chip, một loại mô-đun chip phức tạp, có kế hoạch đưa vào sản xuất đại trà vào tháng 7/2023.

Samsung không phải là nhà đầu tư duy nhất. Apple cũng đang đẩy nhanh quá trình chuyển nhà máy sang Việt Nam, sau khi kế hoạch bị gián đoạn một phần bởi đại dịch. Sau khi sản xuất đại trà AirPods vào năm 2020, Apple đang đàm phán với Việt Nam để sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn như Apple Watch và MacBook.

HSBC tiết lộ ‘lá chắn’ giúp Việt Nam và ASEAN trụ vững trước suy giảm thương mại toàn cầu - Ảnh 3.

Cụ thể, Foxconn, một nhà cung cấp lớn của Apple, đã ký kết Biên bản ghi nhớ trị giá 300 triệu USD với một công ty phát triển đô thị của Việt Nam là Kinh Bắc City, để mở rộng cơ sở sản xuất tại tỉnh Bắc Giang.

Ngoài hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ cũng cần được quan tâm. Khi thế giới dần trở lại bình thường và hạn chế đi lại được nới lỏng, HSBC kỳ vọng sẽ thấy sự dịch chuyển tất yếu trong nhu cầu toàn cầu từ hàng hóa sang dịch vụ, một “liều thuốc bổ” với các ngành du lịch và lữ hành.

Các chuyên gia của HSBC ước tính ASEAN có thể sẽ có thêm động lực, đặc biệt là các nền kinh tế chú trọng về du lịch như Thái Lan và Việt Nam, mang lại sự bền bỉ. Tuy nhiên, những thách thức toàn cầu, bao gồm chi phí sinh hoạt tăng ở một số nơi trên thế giới, có thể làm chậm quá trình phục hồi và có thể mất một thời gian để lượng khách du lịch trong khu vực đạt đến mức như trước đại dịch.

Bình An

Cùng chuyên mục
XEM